Moodboard là gì? TOP ứng dụng tạo Moodboard chuyên nghiệp

20/11/2024 73

Moodboard là gì là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế giúp việc truyền tải ý tưởng và trình bày dự án hiệu quả. Có thể xem moodboard như một bản phác thảo thu nhỏ để có cái nhìn toàn diện hơn về dự án. Cùng SaDesign tìm hiểu moodboard là gì và những ứng dụng để tạo ra moodboard chuyên nghiệp, hiệu quả sau đây.

Moodboard là gì? TOP ứng dụng tạo Moodboard chuyên nghiệp

Moodboard là gì là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế giúp việc truyền tải ý tưởng và trình bày dự án hiệu quả. Có thể xem moodboard như một bản phác thảo thu nhỏ để có cái nhìn toàn diện hơn về dự án. Cùng SaDesign tìm hiểu moodboard là gì và những ứng dụng để tạo ra moodboard chuyên nghiệp, hiệu quả sau đây.

Moodboard

1. Moodboard là gì? 

Moodboard dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bảng tâm trạng, chúng là sự kết hợp từ các hình ảnh, màu sắc, chất liệu, họa tiết,... được sắp xếp hợp lý, để người dùng có cái nhìn cơ bản về ý tưởng. Moodboard giúp nhà thiết kế và khách hàng hình dung được phong cách của một dự án.

Thông thường, moodboard được thể hiện dưới dạng cuốn sổ tay hay bảng với các mẫu vải, hình ảnh, màu sắc,,.. cùng từ khóa có liên quan đến dự án. Moodboard giúp chúng ta có những hình dung rõ ràng hơn về dự án mà người thiết kế muốn hướng đến.

Moodboard là gì

Công cụ Moodboard không chỉ cải thiện quy trình làm việc mà còn giúp chia sẻ ý tưởng của mình một cách hiệu quả đến khách hàng với những hình ảnh trực quan.

2. Vai trò quan trọng của moodboard ở trong thiết kế

Moodboard giúp định hướng, hỗ trợ khi thực hiện thiết kế để truyền tải ý tưởng và tạo nên sự nhất quán cho cả 1 dự án. Dưới đây là những vai trò cơ bản của Moodboard trong thiết kế:

2.1. Truyền tải ý tưởng và cảm xúc

Moodboard có khả năng truyền tải ý tưởng và cảm xúc đặc biệt tốt. Việc thể hiện ý tưởng thông qua hình ảnh, màu sắc và chất liệu giúp moodboard thể hiện được ý tưởng hiệu quả trực quan mà điều này đôi khi ngôn từ chưa thể diễn tả được hoàn chỉnh.

Nhờ đó mà người xem có thể hình dung và cảm nhận hết được những điều người tạo ra muốn truyền tải và thể hiện.

2.2. Tạo sự nhất quán trong thiết kế

Trong các dự án để thành công và đạt hiệu quả cao cần đảm bảo được sự nhất quán về phong cách và định hình không gian. Moodboard giúp mọi yếu tố trong thiết kế từ màu sắc, ánh sáng, chất liệu,... sử dụng đều thống nhất, hài hòa với nhau.

Tạo sự nhất quán trong thiết kế

2.3. Hướng dẫn việc vật liệu, màu sắc

Moodboard được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn đưa ra sự lựa chọn về màu sắc và chất liệu sao cho phù hợp với phong cách, chủ đề của dự án. Đối với mỗi dự án việc lựa chọn màu sắc và vật liệu là yếu tố đóng góp quan trọng về sự thành công chung. 

2.4. Truyền cảm hứng cho các thành viên khi làm dự án

Moodboard còn mang lại nguồn cảm hứng tuyệt vời cho các thành viên trong dự án. Chúng giúp tất cả mọi người có thể hiểu được cái cốt lõi và ý tưởng mà dự án hướng đến.

Việc hiểu rõ vấn đề và xác định được hướng cần đi sẽ giúp cả team hoạt động hiệu quả để cùng nhau sáng tạo, phát triển ý tưởng tốt nhất. Cũng nhờ moodboard mà việc giao tiếp giữa các thành viên cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình thiết kế của dự án. Đồng thời giảm thiểu tối đa những sai sót khi làm việc.

3. Lợi ích khi dùng moodboard 

Sử dụng moodboard mang lại rất nhiều lợi ích nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dự án, cụ thể như:

3.1. Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức

Việc sử dụng Moodboard giúp chúng ta loại bỏ những ý tưởng không phù hợp ngay từ đầu. Việc thống nhất về hướng đi và phong cách thiết kế giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. 

Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức

Vì thế thay vì mất thời gian cho việc sửa đổi nhiều lần, moodboard giúp chúng ta có được sự thống nhất mọi thứ ngay từ những bước đi đầu tiên.

3.2. Tìm kiếm cảm hứng

Moodboard mang đến nguồn cảm hứng tuyệt vời cho người thiết kế nhờ việc sắp xếp hình ảnh, màu sắc, chất liệu,... Từ đó mà bạn có thể khám phá được các xu hướng thiết kế mới với nhiều ý tưởng độc đáo, thú vị.

3.3. Giúp giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn

Sử dụng Moodboard giúp khách hàng có được hình dung rõ nét nhất về ý tưởng thiết kế. Vì thế đây được xem là công cụ để kết nối và giao tiếp một cách hiệu quả với khách hàng của mình. 

Thay vì việc phải sử dụng nhiều từ ngữ hàn lâm, phức tạp để giải thích thì moodboard sẽ thay chúng ta làm điều này để việc trao đổi thuận tiện, dễ dàng và trực quan hơn. Nhờ đó để khách hàng hiểu hơn về ý tưởng, hạn chế việc hiểu lầm để đi đến được sự đồng thuận nhanh hơn.

Với moodboard khách hàng có thể hình dung được ra những sản phẩm cuối cùng. Việc người thiết kế và khách hàng hiểu rõ về nhau, sử dụng chung 1 ngôn ngữ sẽ giúp dự án phát triển nhanh và hiệu quả hơn.

Giúp giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn

3.4. Dễ dàng tìm kiếm được phong cách thiết kế

Ngoài những lợi ích vượt trội trên, việc dùng moodboard còn giúp bạn xác định được phong cách thiết kế để có hướng phát triển phù hợp. Trong quá trình thu thập thông tin bạn có thể dễ dàng có sự so sánh, đối chiếu để có những ý tưởng thiết kế ưng ý để thực hiện. 

3.5. Truyền đạt ý tưởng rõ ràng

Moodboard có tác dụng truyền đạt ý tưởng thiết kế rõ ràng, hiệu quả. Với moodboard mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn để bạn hiểu rõ được tầm nhìn của nhà thiết kế cũng như mục tiêu dự án để có thể mang lại sự thành công cho dự án của mình. 

4. Tham khảo một số mẫu Moodboard 

Hiện moodboard được ứng dụng phổ biến trong các ngành nghề của cuộc sống như thời trang, nội thất, đồ họa,... Bạn có thể tham khảo một số mẫu moodboard ấn tượng sau đây:

 

5. Làm thế nào để tạo ra Moodboard đạt hiệu quả?

Để tạo nên được ra một Moodboard hiệu quả cần có sự đầu tư, tìm hiểu kỹ càng và phải có gu thẩm mỹ. Mẫu Moodboard thành công cần phản ánh rõ ràng thông điệp nhà thiết kế truyền tải.

5.1. Câu chuyện thương hiệu 

Một Moodboard chất lượng có khả năng phản ánh giá trị cốt lõi, thông điệp thương hiệu muốn truyền tải. Moodboard cho thấy cách mà thương hiệu muốn được nhìn nhận và ghi dấu trong tâm trí của khách hàng.

Ví dụ với mẫu Moodboard cho thương hiệu thời trang cao cấp nên lựa chọn hình ảnh người mẫu sang trọng cùng chất liệu vải cao cấp và dùng gam màu trầm ấm để tạo cảm giác tinh tế, đẳng cấp và sang trọng. 

Còn nếu thương hiệu của bạn hướng đến đối tượng trẻ, năng động thì Moodboard nên sử dụng gam màu tươi sáng, màu sắc rực rỡ, kết hợp với hoạ tiết trẻ trung để thể hiện sự phóng khoáng, năng động.

5.2. Câu chuyện thiết kế 

Moodboard cần thể hiện được rõ nét ý tưởng, phong cách thiết kế. Chúng giống như một bản vẽ phác thảo ý tưởng thiết kế để người xem định hướng được hình ảnh, cũng như phong cách sản phẩm hướng tới.

Câu chuyện thiết kế

Ví dụ để thiết kế Moodboard nội thất dành cho quán cafe vintage thì hãy lựa chọn những vật dụng cổ điển với tông màu trầm ấm cùng những họa tiết hoa văn xưa cũ để tạo cảm giác ấm cúng, hoài cổ.

5.3. Kiến thức chuyên ngành

Để tạo được Moodboard chắc chắn bạn cần phải có kiến thức chuyên ngành về dự án. Điều này sẽ giúp cho người thiết kế chọn được yếu tố phù hợp để mang tới sự thống nhất cho mẫu Moodboard, giúp phản ánh chân thực yêu cầu của dự án.

Ví dụ như mẫu thiết kế Moodboard website, để làm được bạn cần hiểu rõ về nguyên tắc thiết kế giao diện người dùng, xu hướng thiết kế hiện tại và cấu trúc website. Tiếp đến là lựa chọn hình ảnh, màu sắc, bố cục phù hợp để website thân thiện, nâng cao trải nghiệm của người dùng để truyền tải thông tin tốt hơn.

5.4. Gu thẩm mỹ của nhà thiết kế

Để tạo nên được mẫu Moodboard thu hút, độc đáo thì chắc chắn rằng bạn cần phải có gu thẩm mỹ. Gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, mỗi người sẽ có những góc nhìn riêng để thể hiện trong thiết kế. Chính điều này giúp mang lại sự độc đáo với cá tính riêng để Moodboard thu hút và khác biệt hơn so với những mẫu Moodboard khác.

Gu thẩm mỹ của nhà thiết kế

Vì thế khi tạo Moodboard bạn hãy thể hiện cá tính của mình, đây chính là nét độc đáo và khác biệt để tăng sức hấp dẫn cho bảng tâm trạng. 

6. TOP 3 Cách tạo Moodboard 

Thực tế có rất nhiều cách để chúng ta có thể tạo nên được những mẫu Moodboard hiệu quả. Sau đây là 3 cách tạo Moodboard phổ biến được nhiều người lựa chọn:

6.1. Sử dụng bảng mẫu

Sử dụng bảng mẫu là cách hiệu quả để tạo Moodboard. Bảng mẫu có tác dụng giúp hiển thị cấu trúc và sự phân cấp của sản phẩm. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và việc sử dụng khá dễ dàng.

Thành phần được hiển thông qua hình ảnh minh họa ngẫu nhiên được trình bày với bố cục rõ ràng để dễ dàng tìm được bảng màu tương ứng.

6.2. Tham khảo bộ sưu tập sẵn có

Bạn có thể tham khảo những bộ sưu tập có sẵn từ các tài nguyên như Behance và Dribbble để tạo nên Moodboard của mình. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng bạn có thể lựa chọn được những yếu tố phù hợp cho ý tưởng của mình.

Nhược điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và sàng lọc thông tin. Vì thế bạn cần có khả năng sàng lọc thông tin, tránh việc bị phân tâm bởi nhiều lựa chọn. Nên tập trung vào các yếu tố phù hợp nhất với thông điệp của Moodboard.

Tham khảo bộ sưu tập sẵn có

6.3. Cắt ghép tự do

Đây là cách tạo Moodboard giúp bạn có thể tự do sáng tạo và thể hiện phong cách của mình trong Moodboard. Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh chất lượng, miễn phí tại website như Pixabay, FreePik, Unsplash,...

Moodboard cắt ghép mặc dù nhanh và dễ thực hiện, tuy nhiên chúng không phù hợp với hầu hết tất cả đối tượng khách hàng. 

7. TOP 12 ứng dụng tạo Moodboard chuyên nghiệp

Hiện nay việc tạo Moodboard đơn giản hơn nhiều nhờ sự xuất hiện của các ứng dụng hỗ trợ thiết kế. Sau đây là 12 ứng dụng tạo Moodboard chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo để tạo ra những Moodboard độc đáo, thu hút:

7.1. Canva 

mua canva pro giá rẻ

Canva là ứng dụng thiết kế đồ họa trực tuyến phổ được sử dụng phổ biến hiện nay. Canva mang đến nhiều gợi ý về các mẫu để tạo bảng tâm trạng để bạn có thể lựa chọn sử dụng. Bạn có thể tham khảo những mẫu bố cục có sẵn hoặc tự tay để tạo ra những mẫu thiết kế riêng cho mình.

Canva tích hợp nhiều công cụ thiết kế mạnh mẽ để bạn có thể áp dụng vào Moodboard. Canva thực sự là công cụ tối ưu để bạn có thể tạo được bảng tâm trạng cho thương hiệu của mình.

Canva

Hiện Canva đang cung cấp cả phiên bản miễn phí và trả phí. Để có thể sử dụng nhiều tính năng nâng cao hơn bạn nên đăng ký phiên bản Canva Pro trả phí để tạo ra được những mẫu Moodboard chuyên nghiệp.

7.2. Pinterest

Pinterest là ứng dụng tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua để tạo Moodboard. Pinterest với một kho tài nguyên khổng lồ cho phép người dùng thực hiện tìm kiếm hình ảnh để tạo cho mình những mẫu Moodboard riêng. 

Với ứng dụng này bạn có thể thực hiện tải xuống, chia sẻ hay tải hình ảnh lên Pinterest cực dễ dàng và tiện lợi. Ghim ảnh vào bảng sẽ giúp bạn thu thập được nhiều ý tưởng thú vị. Pinterest đặc biệt phù hợp với những ai đang tìm kiếm cảm hứng, ý tưởng cho dự án của mình.

Pinterest

7.3. Moodzer

Moodzer là một ứng dụng được dùng phổ biến để tạo Moodboard sở hữu những tính năng vô cùng chuyên nghiệp. Ứng dụng cho phép người dùng có thể thêm hình ảnh, video, văn bản,... vào Moodboard.

Với Moodzer việc sắp xếp, tổ chức yếu tố trong Moodboard dễ dàng và logic hơn. Bên cạnh đó, Moodzer còn hỗ trợ người dùng chia sẻ và cộng tác với mọi người để có thể trao đổi ý tưởng trực tiếp ở trên Moodboard.

Moodzer

Moodzer cung cấp cả phiên bản miễn phí và trả phí, trong đó phiên bản trả phí chứa nhiều tính năng nâng cao vượt trội giúp người dùng có thể tạo ra những mẫu Moodboard chuyên nghiệp nhất.

Vì thế, Moodzer được xem là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho các nhà thiết kế, doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án thiết kế đồ họa, nội thất, thời trang.

7.4. Milanote

Milanote là ứng dụng giúp cung cấp mẫu bảng tâm trạng nhiếp ảnh đặc biệt, vì thế bạn có thể thực hiện sắp xếp hình ảnh, video để tìm kiếm được phong cách thiết kế mà bạn hướng đến. 

Với Milanote việc tổ chức và sắp xếp những yếu tố có trong Moodboard trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Các tính năng trong Milanote giúp việc quản lý dự án và chia sẻ ý tưởng hiệu quả trong nhóm làm việc.

Milanote

Bạn có thể dùng Milanote để ghi chú, quản lý dự án và tạo sơ đồ tư duy. Bạn có thể thiết lập giao diện với chế độ riêng tư hay dưới dạng công cụ cộng tác. Đây được xem là lựa chọn phù hợp cho các nhà thiết kế để hỗ trợ lên ý tưởng, ghi chú cũng như quản lý dự án.

7.5. Fotor

Fotor là ứng dụng cho phép bạn tạo nên các bảng tâm trạng hấp dẫn. Bạn có thể bày tỏ dòng suy nghĩ của mình với việc sử dụng các tính năng có sẵn trong phần mềm.

Bên cạnh đó, thư viện của Fotor còn cho phép bạn quyền truy cập vào hàng loạt các nhãn dán, hoa văn, âm nhạc,... Ngoài ra, với ứng dụng này bạn còn có thể dễ dàng chia sẻ thiết kế của mình lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau cực dễ dàng và tiện lợi.

Fotor

7.6. Kapwing

Kapwing là nền tảng chỉnh sửa hình ảnh và video trực tuyến, ngoài ra chúng còn có khả năng tạo moodboard vô cùng ấn tượng. Với Kapwing bạn có thể tạo nên được những mẫu moodboard chuyên nghiệp cho dự án của mình.

Kapwing nổi bật với thiết kế giao diện trực quan, sử dụng dễ dàng ngay cả với những người mới. Với nhiều mẫu thiết kế có sẵn Kapwing không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà còn cho bạn nhiều ý tưởng thú vị.

Kapwing

7.7. Ever Note

Evernote là công cụ hoàn hảo cho việc xây dựng moodboard. Tất cả các công cụ và tính năng trên phần mềm đều hỗ trợ tối đa cho người dùng trong việc ứng dụng và sáng tạo. 

Evernote giúp việc quản lý thông tin hiệu quả, bạn có thể tạo “notebook” (sổ tay) khác nhau cho từng dự án và thực hiện tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Tính năng này rất hữu ích khi bạn thực hiện cùng lúc nhiều dự án, giúp việc tìm kiếm hình ảnh và ý tưởng đã lưu trữ cho các moodboard nhanh chóng hơn.

Evernote có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau để bạn có thể dễ dàng lưu trữ hình ảnh từ những ứng dụng khác vào Evernote. 

Ever Note

7.8. Go Moodboard

Go Moodboard là ứng dụng được thiết kế chuyên biệt cho việc tạo moodboard. Go Moodboard giúp bạn tạo ra các moodboard đẹp mắt và nhanh chóng. Ứng dụng này được xem là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đang tìm kiếm công cụ đơn giản mang lại hiệu quả cao.

Go Moodboardcó giao diện tối giản và trực quan, giúp người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Kho mẫu và hình ảnh sẵn có và đa dạng giúp bạn có thể tạo ra được các mẫu moodboard chuyên nghiệp, ưng ý.

Go Moodboard

7.9. Pic Monkey

PicMonkey là công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ, bạn có thể sử dụng ứng dụng này để tạo nên moodboard chuyên nghiệp. PicMonkey mang đến cho người dùng bộ công cụ chỉnh sửa ảnh đầy đủ để bạn có thể tạo nên được những mẫu moodboard hoàn hảo nhất cho mình. 

PicMonkey là việc cho phép người dùng download hình ảnh với độ phân giải cao. Với mẫu thiết kế moodboard sẵn có giúp người dùng có thể dễ dàng chọn được các mẫu phù hợp với dự án của mình. 

Pic Monkey

Tuy nhiên đối với phiên bản miễn phí của PicMonkey sẽ bị giới hạn về tính năng và bị dính watermark. Vì thế bạn cần sẽ cần trả phí để nâng cấp lên phiên bản cao hơn.

7.10. StudioBinder 

StudioBinder là nền tảng mạnh mẽ thường dùng cho ngành công nghiệp điện ảnh, phim truyền hình. Moodboard hoạt động đặc biệt hiệu quả trong việc tổ chức, chia sẻ các ý tưởng. 

Với StudioBinder việc quản lý, chia sẻ dự án đều được tối giản, mang đến quy trình làm việc đảm bảo chuyên nghiệp, liền mạch. Tuy nhiên, StudioBinder sở hữu giao diện và các tính năng khá phức tạp, yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm mới có thể sử dụng chúng hiệu quả. 

StudioBinder

7.11. Mural

Mural cho phép người dùng có thể tạo được các mẫu moodboard ấn tượng.Với khi mẫu và các tính năng phong phú, ứng dụng Mural sẽ là công cụ đắc lực trong việc tạo moodboard.

Mural sở hữu không gian làm việc trực quan để bạn có thể làm việc với nhau dễ dàng, để cùng nhau hoàn thiện mẫu moodboard tốt hơn.

Đặc biệt các tính năng tùy chỉnh cao giúp bạn có được các mẫu moodboard theo phong cách riêng và chuyên nghiệp hơn.

Mural

7.12. PatternTap

PatternTap là công cụ hoàn hảo phù hợp cho những nhà thiết kế nội thất và thời trang. Nhờ sở hữu thư viện với các mẫu thiết kế, màu sắc và kết cấu phong phú, PatternTap giúp bạn tạo ra các mẫu moodboard hoàn hảo cho các dự án của bạn.

PatternTap còn có các công cụ hỗ trợ quá trình phối màu và tạo mẫu thử nghiệm. Nhờ đó mà người thiết kế có được những hình dung về tổng thể dự án rõ ràng trước khi bước vào giai đoạn thực hiện cụ thể.

PatternTap

Nhược điểm lớn nhất của PatternTap là việc tập trung một cách quá mức vào nội thất, thời trang. Vì thế với những người dùng ở những lĩnh vực khác, PatternTap sẽ không mang lại những mẫu thiết kế, kết cấu phù hợp cho các dự án này.

7.13. The Matboard

The Matboard là ứng dụng trực tuyến sở hữu thư viện hình ảnh và phông chữ phong phú. The Matboard là một lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm công cụ trực tuyến đơn giản để có thể tạo được các mẫu moodboard. 

The Matboard sở hữu viện hình ảnh và phông chữ phong phú để bạn dễ dàng tìm được những hình ảnh, phông chữ sao cho phù hợp với mẫu moodboard của mình. 

The Matboard

Phiên bản miễn phí của The Matboard sẽ bị giới hạn các tính năng nâng cao, vì thế bạn cần dùng bản trả phí để có thể sử dụng hết các tính năng của ứng dụng nhằm giúp việc tạo moodboard được đơn giản và dễ dàng hơn.

7.14. Gimme Bar

Gimme Bar với thư viện hình ảnh đồ sộ cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Với Gimme Bar bạn có thể tạo nên được những moodboard theo phong cách collage. 

Mặc dù Gimme Bar hỗ trợ bạn tạo nên được những mẫu moodboard ấn tượng, nhưng khả năng tùy biến các tính năng của phần mềm còn bị hạn chế. Về tính chuyên nghiệp của moodboard chưa thực sự hoàn thiện bằng các ứng dụng khác.

Gimme Bar

7.15. Moodboard (iOS App)

Moodboard là ứng dụng được dành riêng cho hệ điều hành iOS. Với ứng dụng này bạn có thể tạo nên được các moodboard cực dễ dàng và tiện lợi. Moodboard sở hữu giao diện đơn giản, dễ sử dụng ngay với cả những người mới dùng.

Với Moodboard việc nhập ảnh, sắp xếp và chia sẻ moodboard đều không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, ứng dụng này chỉ khả dụng cho các thiết bị iOS và nhiều tính năng của chưa được chuyên nghiệp như những ứng dụng khác.

Moodboard (iOS App)

7.16. InVision

InVision là nền tảng thiết kế trực tuyến, có tính năng tạo moodboard hỗ trợ cho các dự án thiết kế chuyên nghiệp. Với InVision các thành viên trong nhóm có thể cộng tác với nhau để chỉnh sửa, chia sẻ ý kiến trực tiếp trên moodboard. Điều này giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm hơn.

InVision có thể tích hợp được với nhiều công cụ thiết kế khác, giúp công việc được chuyên nghiệp hơn. InVision phù hợp với những đối tượng người dùng là nhà thiết kế chuyên nghiệp.

InVision

7.17. Niice

Niice có khả năng tìm kiếm hình ảnh và video trực tuyến khá hiệu quả. Với phần mềm này bạn có thể thực hiện truy cập kho nội dung trực quan đồ sộ giúp bạn tìm ra những hình ảnh và video phù hợp cho moodboard của mình.

Hơn nữa, với phần mềm này bạn còn có thể tạo moodboard từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau để tạo nên được bảng cảm hứng độc đáo. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm cho mình phần mềm tạo Moodboard hiệu quả, miễn phí thì đây thực sự là sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc.

Niice

Việc hiểu rõ về moodboard là gì, cũng như những cách tạo Moodboard hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng của các dự án. Hy vọng những thông tin mà Sadesign mang đến trên đây sẽ hữu ích cho công việc thiết kế của bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích và thú vị hơn nhé!

 
 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.