Chụp hình Panning để thu lại cảnh tượng vật thể chuyển động vào trong một bức ảnh sao cho các đối tượng không bị nhòe yêu cầu kỹ thuật và tay nghề của người thực hiện tương đối cao. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn kỹ thuật chụp Panning đẹp, không sợ nhòe, chuyên nghiệp dưới đây.
Chụp ảnh "lia máy" hay còn gọi là kỹ thuật chụp ảnh panning là cách chụp di chuyển máy theo một đường ngang khi ống kính của máy ảnh quét theo một vật thể đang chuyển động. Khi người thực hiện di chuyển máy ảnh của mình theo cùng tốc độ với vật mẫu, mẫu của bạn gần như chuyển động theo hướng song song với ống kính.
Để có những bức hình đẹp, bạn hãy thử áp dụng kỹ thuật panning chụp hình theo những nguyên tắc dưới đây.
Tốc độ cửa trập của máy ảnh nên dùng tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của vật mẫu, thông thường sẽ là 1/200 giây hoặc cũng có thể là chậm hơn. Tốc độ 1/200 nên dùng khi vật mẫu di chuyển rất nhanh, ví dụ như xe di chuyển trên đường đua. Khi chụp vận động viên chạy trên đường chạy, bạn hãy sử dụng tới tốc độ 1/40.
Khi bạn mới bắt đầu tập lia máy, bạn không nên sử dụng tốc độ cửa trập quá chậm. Bạn chỉ cần sử dụng tốc độ cửa trập đủ chậm để thể hiện một chút ít chuyển động trên ảnh mà thôi.
Mẫu vật phải luôn luôn nằm trên một vị trí cố định ở trên khung hình để hiện lên ảnh rõ ràng và sắc nét.
Vật thể chuyển động thì lại càng nhanh và càng khó chụp. Khi mẫu vật chuyển động với tốc độ cao thì bạn khó có thể giữ được vị trí cố định cho những vật mẫu trong khung hình. Do đó, khi mới chụp, bạn hãy cố gắng làm chậm chuyển động của vật mẫu.
Chụp lia máy ảnh là một kĩ thuật khá khó. Nếu bạn không thành công trong những lần thử đầu tiên thì hãy bình tĩnh và chụp lại, hoặc tạm chuyển sang một kiểu chụp khác đơn giản hơn để thư giãn. Quan trọng nhất, bạn hãy nhớ rằng mẫu vật khó có thể sắc nét và rõ ràng 100% trong bức ảnh. Đôi khi, một vài phần mờ trên mẫu vật cũng sẽ làm ảnh chụp trở nên ấn tượng hơn.
– Sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn tốc độ bạn thường xuyên sử dụng. Hãy thử tốc độ 1/40 và sau đó thử lại các tốc độ chậm hơn. – Chọn vị trí sao cho giữa máy ảnh và các vật mẫu không có chướng ngại vật. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xem xét cảnh vật xung quanh cùng với nền của bức ảnh. – Theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách tích cực nhất có thể. Nếu sử dụng ống dài hoặc không chắc tay thì bạn có thể cần tới monopod hoặc tripod. – Để tránh mất nét bạn đang cần chọn vị trí để có thể theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách đơn giản và dễ dàng nhất. – Nếu như tính năng tự động lấy nét (AF) trên máy bạn không đủ nhanh thì bạn cần phải nhấn nửa cò để tự lấy nét từ trước. – Nhả cò hết sức mềm mại để có thể tránh rung máy, và tiếp tục lia máy theo hướng chuyển động ngay cả khi đã nghe thấy tiếng nhả cò. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo được chất lượng cho bức ảnh chụp từ đầu tới cuối. – Trong trường hợp máy của bạn gặp hiện tượng shutter lag, bạn cần phải làm quen với hiện tượng này và lựa chọn được khoảnh khắc để chụp ảnh một cách cẩn thận hơn. – Sử dụng flash: Đây cũng giống như các kỹ thuật chụp ảnh khác, chụp lia máy không bị gò ép bởi bất kỳ quy tắc nào. Bạn có thể thử nghiệm sử dụng đèn flash khi thực hiện chụp lia máy. Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn đã biết về kỹ thuật chụp Panning. Nếu có những thắc mắc hay cần được tư vấn, hỗ trợ về các kiến thức chụp ảnh đẹp thì hãy để lại bình luận dưới bài viết để chúng tôi nhanh chóng hỗ trợ. Đăng ký kênh Youtube để học Photoshop Miễn Phí: ĐĂNG KÝ NGAY ============================ Bộ công cụ xử lý ảnh Photoshop chuyên nghiệp DOWNLOAD: ✅ SADESIGN PANEL ENGLISH: https://sadesignretouching.com/retouching/ ✅ SADESIGN PANEL VIET NAM: https://www.retouching.vn/
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.