Kỹ thuật chụp ảnh Panorama

12/12/2020 4,556

Bên cạnh việc sở hữu cho mình một thiết bị chụp chuyên nghiệp thì kỹ thuật cũng giúp bạn cho ra được nhiều bức hình ưng ý. Một trong những kỹ năng mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải có đó chính là kỹ thuật chụp ảnh panorama.

Kỹ thuật chụp ảnh Panorama

Bên cạnh việc sở hữu cho mình một thiết bị chụp chuyên nghiệp thì kỹ thuật cũng giúp bạn cho ra được nhiều bức hình ưng ý. Một trong những kỹ năng mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải có đó chính là kỹ thuật chụp ảnh panorama.

kỹ thuật chụp ảnh panorama

Với những người mới thật khó để hiểu hết về kỹ thuật chụp ảnh panorama. Vậy thì hãy theo dõi ngay những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi, chắc chắn sẽ hữu ích đối với bạn.

Panorama là gì? Các loại ảnh panorama phổ biến

Panorama chính là sự kết hợp của pano (tất cả) và horama (cảnh) trong tiếng Hy Lạp. Hiểu một cách đơn giản nhất thì panorama có nghĩa là mô phỏng toàn cảnh một không gian bất kỳ. Trong nhiếp ảnh, panorama là kỹ thuật chụp ảnh không gian dưới một góc rộng bất kỳ. Để được coi là panorama thì góc chụp của bức ảnh phải đạt ít nhất 110 độ, tỷ lệ 2:1. Đây cũng chính là lý do lý giải vì sao ảnh panorama thường có chiều dài gấp đôi chiều cao. Hiện nay, còn có nhiều hình ảnh panorama sở hữu tỉ lệ 4:1 hoặc 10:1; góc chụp lên đến 360 độ. Ảnh panorama phụ thuộc vào 2 yếu tố đó chính là độ bao phủ trường ảnh ( coverage of field) và tỷ lệ khung hình (aspect ratio). Để thỏa sức sáng tạo với hình ảnh đẹp mắt này nhiều nhiếp ảnh gia không ngừng khám phá và cho ra nhiều dòng máy chụp panorama ngay từ những năm tháng đầu tiên của nhiếp ảnh. Đến nay, ứng dụng chụp hình panorama đã được tích hợp trên nhiều thiết bị ngay cả các dòng máy ảnh du lịch, điện thoại. Nhờ vậy, người dùng có thể chụp ảnh panorama một cách dễ dàng và nhanh chóng.

360° panorama 360° panorama
Có 2 loại ảnh panorama phổ biến nhất hiện nay đó chính là: - 360° panorama: Đây là bức ảnh vô cùng phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật chụp ảnh panorama vô cùng chuyên nghiệp. Để chụp được loại ảnh này bạn cần phải bắt đầu với partial panorama sau đó mới tiếp tục chụp cho tới khi hình ảnh đầu tiên trùng với hình ảnh cuối cùng. - Partial panorama: Được tạo ra bằng cách ghép nhiều bức ảnh vào cùng một khung, loại ảnh này có thể chụp được trên rất nhiều loại thiết bị từ điện thoại cho đến dòng máy kỹ thuật số.

Hướng dẫn chụp ảnh panorama bằng máy DSLR

Để luyện tập và sử dụng thành thạo kỹ thuật chụp ảnh panorama, các nhiếp ảnh gia nên sử dụng các thiết bị chụp chuyên nghiệp điển hình nhất là máy DSLR. Dưới đây là quy trình chụp ảnh panorama mà bạn nên áp dụng

chuẩn bị máy ảnh và ống kính DSLR chuẩn bị máy ảnh và ống kính DSLR
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị - Chuẩn bị máy ảnh có thể chụp được file RAW, ống kính có tiêu cự từ 50mm trở lên. Trong trường hợp sử dụng ống kính có tiêu cự lớn sẽ xảy ra hiện tượng méo hình khi chụp riêng lẻ gây khó khăn cho công đoạn sau. - Kính lọc cho ống kính: Để bức ảnh panorama có chất lượng tốt, bạn cần phải tháo ống kính lọc khi chụp, nếu giữ kính lọc thì hãy chắc chắn nó sẽ không tạo ra hiệu ứng mờ viền. Bước 2: Cài đặt máy ảnh Bạn cần xác định khoảng không gian cần chụp để lựa chọn vùng sáng, vùng tối và trung tính của tấm hình. Sau đó thì mới cài đặt thông số cho máy ảnh. - Đặt máy ảnh ở chế độ ưu tiên mở ống kính, thiết lập chế độ do sáng ma trận đồng thời định dạng ảnh RAW. - Đo sáng vào vùng mid-light để lấy thông số tốc độ và khẩu đổ. Khi đo sáng bạn cần phải lấy nét cho bức ảnh luôn nên hãy chuyển từ chế độ lấy nét từ AF sang MF. - Chuyển máy ảnh về chế độ "chỉnh tay hoàn toàn", thiết lập với 2 thông số đã lấy được khi đo sáng. Bước 3: Chụp ảnh Để đảm bảo bức ảnh của bạn có chất lượng tốt nhất, bạn cần phải chụp thử trước một tấm hình để kiểm tra kỹ thuật chụp panorama xem hợp lý chưa. Nếu đã hợp lý thì bạn yên tâm thực hiện chụp ảnh. - Tư thế khi chụp ảnh panorama cần phải vững chãi, chỉ có thân trên của bạn được phép di chuyển. Hãy chắc chắn 2 chân của bạn trụ vững trên mặt đất. - Bắt đầu chụp từ phía tận cùng của bên trái sau đó xoay dần qua phải và thực hiện chụp từng tấm ảnh một. Lưu ý nhỏ khi chụp: bức hình sau sẽ phải chồng lên 1/3 khung hình với tấm ảnh phía trước và bạn tuyệt đối không được thay đổi vị trí đứng của mình khi chụp ảnh. Bước 4: Xử lý hậu kỳ
Sử dụng photoshop để xử lý hậu kỳ Sử dụng photoshop để xử lý hậu kỳ
Photoshop là phần mềm xử lý hậu kỳ ảnh panorama tốt nhất. Khi xử lý ảnh bạn thực hiện theo trình tự: - Mở photoshop, chọn File, tiếp đến Automate, rồi Photomerge - Khi đó, cửa sổ Photomerge sẽ xuất hiện và bạn chọn Browse để chọn loạt ảnh bạn có nhu cầu chỉnh sửa - Chọn Auto phía trong mục Layout phía bên trái và chọn 3 tùy chọn Blend images together, Geometric distortion correction và Vignette removal rồi nhấn chọn OK. Lúc này photoshop sẽ bắt đầu quá trình ghép ảnh. - Khi đã ghép xong, cửa sổ làm việc với hình ảnh của bạn sẽ hiện ra, bạn chọn hết các layers và nhấn chọn Smart Objects => Convert to smart Object để chỉnh sửa ảnh nếu muốn. - Nếu bạn muốn loại bỏ những khoảng trống xung quanh thì nên sử dụng công cụ rectangular marquee tool hoặc sử dụng phím tắt rồi chọn vùng ảnh muốn giữ lại. - Chọn Crop trong mục image để cắt bỏ phần ảnh dư thừa và nhấn Ctrl +D để bỏ vùng chọn. - Cuối cùng là lựa chọn Save as để lưu ảnh. Với các thông tin trên đây về kỹ thuật chụp ảnh panorama hy vọng sẽ giúp ích bạn. Hãy thực hiện theo đúng các chỉ dẫn trên đây, SaDesign chắc chắn bạn sẽ có bức hình panorama độc đáo và ưng ý nhất!. Đừng quên Hướng dẫn cách tăng tốc cho Photoshop ko bị giật lag Đăng ký kênh Youtube để học Photoshop Miễn Phí: ĐĂNG KÝ NGAY ============================ Bộ công cụ xử lý ảnh Photoshop chuyên nghiệp DOWNLOAD: ✅ SADESIGN PANEL ENGLISH: https://sadesignretouching.com/retouching/ ✅ SADESIGN PANEL VIET NAM: https://www.retouching.vn/

Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.