Trong thời đại công nghệ ngày nay, frame rate đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình trải nghiệm người dùng, từ game đến video. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà còn quyết định sự mượt mà và cảm giác chân thực của nội dung. Hãy cùng SaDesign tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của frame rate và cách lựa chọn phù hợp cho từng mục đích nhé!
Frame rate được định nghĩa là tốc độ khung hình, hay chính là tần suất xuất hiện của các khung hình riêng lẻ mà máy ảnh có thể ghi lại được trong 1 giây.
Frame rate có đơn vị đo là FPS (Frames Per Second - frame trên giây). Nếu như đoạn video của bạn hiển thị 30 khung hình/giây thì có nghĩa là video đó có frame rate là 30 FPS.
Tần số khung hình cao hơn giúp hình ảnh mượt mà và sống động hơn, trong khi tần số khung hình thấp có thể dẫn đến hình ảnh bị giật hoặc không mượt. Frame rate cao thì khi video chạy, mỗi khung hình sẽ chỉ hiển thị trong thời gian rất ngắn, giúp tạo ảnh động liên tục, hiệu ứng mượt mà.
Trong khi đó, nếu frame rate quá thấp <15 FPS, thì hình ảnh sẽ cập nhật chậm, dẫn đến cảm giác chuyển động không mượt, có thể gây hiện tượng giật hoặc nhấp nháy.
Frame Rate là một yếu tố quan trọng trong video và trò chơi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và trải nghiệm của người xem hoặc người chơi.
Frame rate cao hơn thường mang lại trải nghiệm xem mượt mà hơn, đặc biệt là trong các cảnh chuyển động nhanh, sự diễn biến hấp dẫn tạo cho người xem cảm giác sống động, chân thực. Lựa chọn frame cao sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người xem.
Khi chơi game, frame rate càng cao giúp chuyển động trong game trở nên mượt mà hơn, giảm thiểu hiện tượng giật lag và tạo cảm giác tự nhiên, sống động. Người chơi sẽ có cảm giác đúng và thật với trong game. Điều này rất quan trọng trong các trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhạy và độ chính xác hơn. Có thể giúp người chơi mang lại chiến thắng cho trò chơi.
Để hiểu rõ hơn về frame rate và cách tối ưu hóa nó cho trải nghiệm chơi game, chúng ta sẽ khám phá các loại frame rate phổ biến và cách sử dụng chúng hiệu quả nhé.
Frame rate có 5 mức phổ biến như sau: 16 FPS – 24 FPS – 30 FPS – 60 FPS – 120 FPS. Tốc độ khung hình càng cao, các chuyển động càng diễn ra nhanh chóng và có độ mượt mà, tránh tình trạng giật lag hơn khi xem.
Với tốc độ khung hình 16 FPS, sẽ mang lại trải nghiệm kém cho người xem, họ không thể thấy được những chuyển động ở trong video một cách mượt mà, tốc độ này hiện nay gần như không được áp dụng vào để sản xuất phim. 16 FPS tương đối ít được sử dụng hiện nay, với tốc độ này chuyển động video sẽ gây ra hiện tượng giật lag và đôi khi mất hình.
Tuy nhiên những năm trước những video được ghi lại để làm tư liệu họ vẫn lồng tiếng và áp dụng tốc độ khung hình 16 FPS. Bạn vẫn có thể thấy được những video với tốc độ khung hình 16 FPS ở những bộ phim mang tính hoài niệm và cổ xưa.
Là một tốc độ khung hình phổ biến trong ngành công nghiệp điện ảnh và video, mang lại cảm giác tự nhiên và nghệ thuật.
Tốc độ khung hình này được chọn bởi nó tạo ra một giao diện mượt mà và hiệu ứng chân thực, gần giống với cách mắt người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Tuy nhiên, nó có thể không phải là lựa chọn tối ưu cho các trò chơi có tính năng hành động nhanh.
Tốc độ khung hình 30 FPS sẽ giúp tăng chất lượng của các thước phim mang tính chuyển động nhanh như nhân vật đang chạy, hay các pha chuyển động cần sự mượt mà và rõ nét như xêm trực tiếp, tạo cảm giác chân thực cho người xem video.
Tốc độ 30 khung hình mỗi giây thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
Chương trình phát sóng thể thao trực tiếp: Khi truyền tải các sự kiện thể thao trực tiếp, tốc độ 30 FPS giúp cho người xem thấy được những chuyển động mượt mà và sắc nét, để khán giả có thể theo dõi sát sao được các chi tiết và các pha chuyển động đáng kinh ngạc của các vận động viên.
Chương trình mang tính thực tế: Trong các chương trình thực tế, tốc độ này có thể tạo ra một trải nghiệm trực tiếp và chân thực cho người xem.
Quảng cáo TVC: 30 FPS là lựa chọn tốt cho các nhà xây dựng video quảng cáo, tạo được trực quan và thu hút sự chú ý của khán giả.
Quay video bằng thiết bị di động: Khi quay video bằng thiết bị di động, tốc độ 30 FPS là một lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Nó cung cấp được mức độ chất lượng ổn định và mượt mà cho các video ghi lại các hoạt động hàng ngày hoặc các sự kiện đặc biệt.
Livestream trên các nền tảng xã hội: Trong việc truyền trực tiếp trên các nền tảng xã hội như TikTok, Facebook và Instagram, đây là tốc độ thường được sử dụng để đảm bảo video truyền trực tiếp chất lượng và mượt mà cho người xem.
Đây là khung hình mà nhiều game thủ lựa chọn sử dụng khi chơi các trò chơi có tốc độ nhanh để theo kịp các chuyển động một cách nhanh chóng. Khi cần ghi lại các sự kiện, hoạt động có chuyển động nhanh, tốc độ 60FPS sẽ giúp ghi được những chi tiết chính xác và mượt mà.
Bên cạnh đó, tốc độ 60 FPS cũng được sử dụng khi ghi lại video của các trò chơi như đua xe hay chiến đấu. Việc sử dụng tốc độ này giúp tái tạo lại các chuyển động nhanh một cách chính xác và mượt mà. Do đó với tốc độ khung hình 60 FPS cung cấp cho người xem một trải nghiệm trực tiếp và mượt mà khi tham gia vào các trò chơi đó.
Tốc độ khung hình 120 FPS được xem là tốc độ khung hình tối đa, thường được sử dụng khi tạo các hiệu ứng đặc biệt hoặc slow motion các chuyển động nhanh. Điều này giúp cho người xem tăng cảm xúc, cũng như diễn tả lại chi tiết lại những chuyển động, sự việc diễn ra nhanh chóng.
Những trường hợp thường dùng tốc độ 120 FPS:
Thể thao với chuyển động nhanh: 120FPS thường được dùng trong các chương trình thể thao nhằm ghi và phát lại những hoạt động có chuyển động nhanh. Ví dụ như đua xe, lướt sóng, chạy, đua ngựa,... Tốc độ này giúp tái tạo chính xác, chi tiết nhất các động tác, mang lại trải nghiệm sống động, chân thực cho khán giả.
Hiện tượng tự nhiên: nó được sử dụng để ghi lại những hiện tượng tự nhiên tốc độ nhanh như bão lũ, vụ nổ, pháo hoa,... Nó giúp ghi lại chi tiết và mượt mà các chuyển động phức tạp.
Hãy xem xét nội dung và mục đích của nó, Frame rate cho việc ghi hình và trò chơi sẽ khác nhau. Hay việc frame rate trong phim điện ảnh, hoài niệm sẽ khác so với truyền hình trực tiếp.
Vì vậy bạn nên xác định rõ nội dung và mục đích trước khi ghi hình là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của người xem.
DỪNG Ở ĐÂY NHÉ, DƯỚI CHỊ SỬA RỒI
Để chạy được FPS tốc độ cao thì thiết bị của bạn còn phải có khả năng giải mã và kết xuất khung hình. Đây là quá trình xử lý video liên quan đến việc giải mã các khung hình được nén trong tệp video và được đưa ra màn hình.
Số lượng khung hình/giây có nghĩa quá trình phát sẽ mượt mà hơn. Tuy nhiên video có thể trông không ổn định nếu thiết bị của bạn không thể giải mã và hiển thị từng khung hình.
Vì thế hãy chọn tốc độ FPS mà thiết bị của bạn đảm bảo xử lý được. Nếu trình phát video đến nhiều người xem thì bạn phải nghiên cứu thiết bị của người xem.
Chuyển động nhiều hơn sẽ đòi hỏi tốc độ khung hình cao hơn. Mỗi khung hình trong video là một ảnh tĩnh riêng lẻ, để tạo được hiệu ứng mượt mà thì các khung hình này cần được hiển thị liên tục với một tốc độ nhất định. Lúc này nó sẽ tạo thành video mượt mà bạn nhìn thấy.
Ví dụ, video đua xe tốc độ cao đòi hỏi FPS cao hơn so với video thông thường. Cho nên trước khi chọn FPS, hãy xác định loại chuyển động trong video của bạn.
Tốc độ Internet rất quan trọng trong việc xác định tốc độ FPS video chính xác. Phát trực tiếp trận bóng đá yêu cầu kết nối Internet nhanh để cung cấp trải nghiệm xem mượt mà.
Kết nối Internet chậm có thể dẫn đến tình trạng lag và mất khung hình thường xuyên. Nó có thể làm giảm đáng kể chất lượng luồng video của bạn. Đặc biệt, mạng lag không hỗ trợ FPS tốc độ cao.
Hi vọng thông qua nội dung bài viết trên, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về Frame Rate. Nắm rõ về Frame Rate sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chọn thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Công Ty TNHH Sadesign cung cấp phần mềm bản quyền giá rẻ chất lượng số 1 Việt Nam: Panel Retouch, Adobe Photoshop Full App, Capcut Pro, Canva Pro, Google Drive, Office 365, Retouch4me, Windows 10/11, Youtube Premium, Spotify Premium, Zoom Pro, Netflix, ELSA Speak... ️
🎯 Sản phẩm chính hãng, bảo hành Full thời gian, cài đặt miễn phí, hỗ trợ tận tình chu đáo!
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.