Doodle Art – Nghệ Thuật Từ Những Nét Vẽ Tưởng Chừng Vô Nghĩa

18/04/2025 20

Doodle Art là gì? Tìm hiểu cách những nét vẽ tưởng chừng ngẫu hứng lại trở thành một hình thức nghệ thuật sáng tạo, truyền cảm hứng và thư giãn cho hàng triệu người.

Doodle Art – Nghệ Thuật Từ Những Nét Vẽ Tưởng Chừng Vô Nghĩa

Bạn đã bao giờ tình cờ lật những trang sổ tay của mình và nhìn thấy những nét vẽ nhỏ xíu hình xoắn ốc, mắt cười, những dòng họa tiết lặp đi lặp lại ngay trên lề giấy? Đó chính là Doodle: những phác thảo vô tư, ngẫu hứng, được khởi nguồn từ chính khoảnh khắc thư giãn hay đơn giản là cách để tâm trí “xả hơi” trong giờ học, cuộc họp hay lúc đợi cà phê. Trong nhịp sống hiện đại đầy căng thẳng, Doodle Art (nghệ thuật doodle) đã vươn mình từ những nét “nguệch ngoạc” bình thường trở thành một phong cách nghệ thuật độc đáo, được ưa chuộng bởi cả người mới lẫn các họa sĩ chuyên nghiệp. Bạn có thể bắt gặp doodle trên các bìa sách, poster quảng cáo, đồ họa nhân vật, thậm chí là những bộ sưu tập tranh treo tường. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá sâu hơn về Doodle Art. Ngoài ra chúng tớ còn bật mí bí kíp để bạn dù còn là “tay mơ” cũng có thể tự tin thử sức với doodle art. Hãy cùng SaDesign bắt đầu hành trình này nhé!

1. Thông tin cơ bản về Doodle Art

1.1. Doodle Art là gì?

Doodle Art là từ ghép giữa hai từ đơn “Doodle” và “Art”. Trong đó, Doodle mang nghĩa là là hành động vẽ trong vô thức đồng thời không có chủ đích hay mục đích cụ thể. Ghép chúng  lại, ta sẽ có khái niệm Doodle Art chỉ hình thức sáng tạo nghệ thuật tự do theo trí tưởng tượng và tiềm thức chứ không đi theo khuôn mẫu hay định hướng có sẵn nào cả. Nhờ vậy, Doodle Art đã phá vỡ những giới hạn đã được đặt ra và gò ép con người ta đi theo trong nghệ thuật. Trên thực tế, Doodle Art là những nét vẽ nguệch ngoạc, không quá trau chuốt tỉ mỉ và có phần lộn xộn và tuân theo bố cục cụ thể nhưng lại vô cùng thu hút và ấn tượng. Đối tượng được vẽ trên Doodle Art có thể là bất cứ thứ gì chợt hiện ra trong trí tưởng tượng của người vẽ như đồ vật, động vật, cây cối, con người, nhân vật hoạt hình,… hay là cả những thứ vô định không thể “điểm mặt gọi tên”.

1.2. Phân biệt Doodle Art với Sketch và Illustration

Sketch

Sketch là những nét vẽ nhanh, đơn giản dùng để ghi lại ý tưởng một cách trực tiếp và ngắn gọn nhất. Đây được xem là “bản nháp” đầu tiên của một tác phẩm hoặc thiết kế hoàn chỉnh.

Mục đích: Diễn đạt ý tưởng ban đầu, xây dựng bố cục, xác định hình dáng tổng quan của nhân vật, vật thể, hoặc không gian trước khi đi vào chi tiết.

Illustration

Illustration (minh họa) là một dạng vẽ chuyên sâu, có tính ứng dụng cao và mang mục đích thương mại rõ ràng. Những tác phẩm này thường đi kèm văn bản hoặc dùng làm sản phẩm độc lập trong các ấn phẩm in ấn, quảng cáo, game, sách thiếu nhi, v.v.

Mục đích: Truyền tải thông điệp cụ thể, minh họa nội dung câu chuyện hoặc sản phẩm.

Doodle Art

Khác với sketch và illustration, Doodle Art là một hình thức nghệ thuật tự do, thường được tạo ra ngẫu hứng, không theo khuôn mẫu hay mục tiêu thương mại rõ ràng.

Mục đích: Thể hiện cảm xúc cá nhân, giải trí, thư giãn hoặc đơn giản chỉ là thói quen ghi chép sáng tạo.

2. Doodle Art có gì đặc biệt?

Không trùng lặp và đi theo khuôn mẫu có lẽ là điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất của Doodle Art. Tuy nhiên Doodle Art còn ẩn chứa rất nhiều những đặc điểm độc đáo và thú vị như:

Vẽ Doodle Art thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi người

Thử tưởng tượng xem một trong đầu bạn xuất hiện một hình ảnh mà không thể diễn tả hay mô tả bằng lời thì bạn sẽ làm gì? Câu trả lời chính là lấy một chiếc bút và vẽ Doodle Art chúng cùng tất cả những gì bạn tưởng tượng ra. Kết quả thu được chính là tác phẩm Doodle Art có 1-0-2 được vẽ bằng sự sáng tạo chưa từng bộc lộ trước đây.

Doodle Art giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng Doodle Art có thể giúp con người dễ dàng ghi nhớ và nhớ lâu hơn. Theo đó, với Doodle Art, bạn có thể lưu lại các kiến thức dưới dạng hình ảnh do mình tưởng tượng ra. Những hình ảnh này sẽ in dấu cực đậm nét trong tiềm thức giúp bạn nhớ lâu hơn là ghi những đoạn text dài ngoằng. Không những vậy, việc vẽ Doodle Art trong quá trình tiếp nhận kiến thức cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp nhận, ghi nhớ và nhớ lâu hơn rất nhiều so với việc chỉ nghe giảng thông thường. Tuy nhiên, việc vẽ Doodle Art trong quá trình học tập cần có sự gắn bó với kiến thức chứ không nên quá tập trung vẽ và xao nhãng hẳn việc học.

Doodle Art giúp tăng khả năng tập trung

Bạn sẽ làm gì khi mất tập trung lúc thực hiện các công việc yêu cầu tính tập trung cao độ? Nghe nhạc, uống cà phê, hay dành thời gian nghỉ ngơi. Và nếu những công việc đó chưa thực sự hiệu quả thì bạn nên thử Doodle Art. Theo đó, hãy vẽ ra tất cả những gì trong tiềm thức, những gì đang làm mình phân tâm, mất tập trung, thậm chí là cả những điều bức bối khó chịu. Trút được gánh nặng sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào công việc hơn.

Doodle Art giúp tìm kiếm con người thật

Không có bất cứ ranh giới hay khuôn khổ nào ràng buộc trong Doodle Art cả. Theo đó, bạn có thể làm mọi thứ chỉ với một cây bút vẽ Doodle Art. Nếu bạn chưa bao giờ thử, hãy thử ngay Doodle Art để khám phá những gì ẩn chứa sâu bên trong và chưa có dịp được bộc lộ ra bên ngoài.

Doodle Art có tính ứng dụng cao

Nhờ sự mới mẻ, độc đáo nên Doodle Art có tính ứng dụng vô cùng cao. Trên thực tế, các tác phẩm Doodle Art có thể được đưa vào thiết kế đồ họa, thiết kế Web, in ấn,…

3. Các phong cách Doodle Art phổ biến

Doodle Art ngày nay đã phát triển thành nhiều trường phái khác nhau, mỗi phong cách mang đến trải nghiệm và cảm hứng riêng. Dưới đây là bốn phong cách tiêu biểu mà bạn có thể thử sức:

3.1. Zentangle

Hoa văn phức tạp được tạo thành từ các yếu tố cơ bản: đường thẳng song song, vòng xoáy, chấm bi, đường cong lặp đi lặp lại theo một “quy tắc” nhất định.

Mỗi module (hay “tile”) Zentangle thường vuông vắn và có kích thước đều nhau, giúp người vẽ dễ dàng nhân rộng họa tiết.

Vì tính lặp đi lặp lại, Zentangle được ví như “thiền trên giấy”: khi vẽ, bạn dễ dàng thả lỏng tinh thần, quên đi căng thẳng hàng ngày.

Những tác phẩm Zentangle đen trắng tinh tế thường được in thành poster, thiệp mừng hoặc làm background cho các trang in ấn cao cấp.

3.2. Doodle Typography

Kết hợp giữa lettering (vẽ chữ thủ công) và các họa tiết trang trí đan xen: đường xoắn, hoa lá, icon vui nhộn.

Chữ cái không còn đơn điệu mà trở thành “trung tâm” của tác phẩm, được tô điểm cầu kỳ, sinh động.

Ứng dụng:

Thiết kế logo cá nhân hoặc thương hiệu nhỏ, poster sự kiện, bìa sách và tiêu đề bài viết trên blog.

Tạo điểm nhấn độc đáo cho thiệp mời, menu quán cà phê hoặc trang giới thiệu trên website.

3.3. Cartoon Doodles

Nhân vật hoạt hình có đường nét tối giản, biểu cảm gương mặt sinh động (cười toe toét, khóc nhè, ngơ ngác…).

Kể chuyện qua hình ảnh nhỏ gọn: đôi khi chỉ cần 2–3 khung vẽ đã đủ tạo nên một mini-comic ngắn.

Phong cách & ứng dụng:

Vui nhộn, dễ tiếp cận, phù hợp với nội dung dành cho trẻ em hoặc các chiến dịch marketing mang tinh thần trẻ trung.

Thường xuất hiện trong sticker chat, meme, bộ sưu tập hình GIF đơn giản.

3.4. Pattern Doodles

Tạo ra các mẫu lặp lại (pattern) bằng việc kết nối các họa tiết nhỏ: hoa văn geomatric, icon, hình vẽ tự do.

Khi ghép nối, pattern sẽ nối liền mạch, không để lộ “mối nối” giữa các ô.

Ưu điểm & ứng dụng:

Dễ ứng dụng trên bề mặt lớn: vải in trang trí, giấy gói quà, wallpaper, bìa tạp chí.

Với pattern đơn giản, bạn có thể dễ dàng tạo vector và nhân bản trên nhiều sản phẩm mà vẫn giữ được độ sắc nét.

Doodle Art không chỉ là trò tiêu khiển vô thưởng vô phạt, mà đã vươn lên thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, giàu tiềm năng ứng dụng. Từ những nét vẽ tự phát, bạn có thể khai phá sức sáng tạo, giải tỏa stress, đồng thời tạo ra các sản phẩm thiết kế đầy cá tính. Hãy bắt đầu với một cây bút nhỏ, vài hình khối đơn giản và đừng ngại sai sót. Bởi chính trong những nét nguệch ngoạc ấy, cái “tôi” nghệ sĩ của bạn sẽ dần lộ diện và tỏa sáng. 

 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.