Designer là gì? Công việc của Designer là gì?

21/10/2024 247

Designer là một trong những top nghề hot nhất vài năm trở lại đây. Ngành này có nhu cầu thị trường cao, mức lương hấp dẫn, thoải mái đam mê sáng tạo,... Cùng SaDesign tìm hiểu chi tiết về hot job này qua những chia sẻ ngay sau đây.

Designer là gì? Công việc của Designer là gì?

Designer là một trong những top nghề hot nhất vài năm trở lại đây. Ngành này có nhu cầu thị trường cao, mức lương hấp dẫn, thoải mái đam mê sáng tạo,... Cùng SaDesign tìm hiểu chi tiết về hot job này qua những chia sẻ ngay sau đây.

1. Designer là gì?

“Designer” là thuật ngữ tiếng Anh chỉ  “Nhà thiết kế”. Họ sử dụng sự sáng tạo, phát triển ý tưởng và kiến thức kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Designer là gì

Các designer có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm, thiết kế nội thất và thời trang.

2. Công việc của Designer là gì?

Các công việc của Designer rất đa dạng và tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Dưới đây là một số công việc cụ thể, phổ biến mà các Designer thường đảm nhận:

Công việc của Designer là gì

  • Lên ý tưởng, trao đổi và thống nhất các idea với khách hàng

  • Sau khi chốt ý tưởng sẽ phác thảo và tiến hành thực hiện thiết kế.

  • Cung cấp thiết kế hoàn thiện đến khách hàng.

  • Nhận feedback từ khách và tiến hành điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu khách hàng.

  • Sau khi chỉnh sửa sau thì sẽ duyệt sản phẩm cho quy trình in ấn

  • Cập nhật hình ảnh của sản phẩm để làm tư liệu cho những thiết kế sau.

  • Bàn giao thành phẩm hoàn chỉnh tới cho khách hàng.

Designer đóng vai trò quan trọng trong việc định hình trải nghiệm người dùng và nâng cao giá trị thương hiệu.

3. Các loại Designer hiện nay

Trong thế giới sáng tạo hiện đại, có nhiều loại Designer với những chuyên môn khác nhau, mỗi người đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển sản phẩm. Hãy cùng khám phá những loại designer phổ biến này và vai trò của họ trong ngành sáng tạo.

3.1. Nhà thiết kế đồ họa (Graphic designer)

Nhà thiết kế đồ họa (Graphic designer)

Nhà thiết kế đồ họa là những chuyên gia sáng tạo, sử dụng hình ảnh, văn bản và màu sắc để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Họ có khả năng kết hợp nghệ thuật và công nghệ, tạo ra các sản phẩm trực quan như logo, áp phích, quảng cáo, bao bì và nội dung truyền thông xã hội. Nhà thiết kế đồ họa không chỉ tạo ra các yếu tố thẩm mỹ mà còn chú trọng đến chức năng và trải nghiệm người dùng.

Công việc của các Graphic Designer vô cùng đa dạng, tiêu biểu như: 

  • Tìm hiểu về xu hướng, nhu cầu của khách hàng và phong cách thiết kế hiện tại.

  • Tạo ra các bản phác thảo ban đầu để hình dung các khái niệm thiết kế.

  • Sử dụng phần mềm như Adobe Illustrator, Photoshop và InDesign để tạo ra các sản phẩm thiết kế.

  • Phát triển các mẫu để trình bày ý tưởng cho khách hàng hoặc nhóm.

  • Nhận phản hồi rồi tiến hành thực hiện những điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện thiết kế của mình.

  • Làm việc cùng với marketing, phát triển sản phẩm và các bộ phận khác để đảm bảo tính nhất quán trong thương hiệu.

  • Tham gia các khóa học hoặc hội thảo để nắm bắt những xu hướng mới và cải thiện kỹ năng thiết kế.

3.2. Thiết kế thời trang (Fashion designer)

Thiết kế thời trang (Fashion designer)

Thiết kế thời trang là nghề sáng tạo chuyên về việc thiết kế và phát triển các bộ sưu tập trang phục và phụ kiện. Các nhà thiết kế thời trang không chỉ tập trung vào thẩm mỹ mà còn phải xem xét tính tiện dụng, xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Họ thường làm việc với vải, màu sắc và kiểu dáng để tạo ra những sản phẩm mới, từ trang phục hàng ngày đến những bộ đồ haute couture.

Công việc của những nhà fashion designer cơ bản bao gồm:

  • Theo dõi và phân tích xu hướng thời trang, nhu cầu thị trường và sở thích của khách hàng.

  • Phác thảo các ý tưởng ban đầu cho bộ sưu tập, bao gồm kiểu dáng, chất liệu và màu sắc.

  • Thiết kế và tạo ra các mẫu thử để kiểm tra kiểu dáng và tính năng của sản phẩm.

  • Nhận phản hồi từ khách hàng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện thiết kế.

  •  Làm việc với các nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng tiêu chuẩn và thời gian.

  • Giám sát quy trình sản xuất các thiết kế.

  • Tham gia các tuần lễ thời trang hoặc triển lãm để giới thiệu các bộ sưu tập và kết nối với các chuyên gia trong ngành.

3.3. Thiết kế không gian nội thất (Interior designer)

Thiết kế không gian nội thất (Interior designer)

Các nhà thiết kế nội thất giúp cho không gian trong những ngôi nhà trở nên tiện dụng, đẹp mắt, tối ưu nhất các ứng dụng,... Họ xác định những yêu cầu về không gian, lựa chọn các vật dụng cần thiết, lên ý tưởng cho trang trí như về màu sắc, ánh sáng, vật liệu,... 

Interior designer phải có khả năng vẽ, đọc cùng chỉnh sửa các bản thiết kế. Nắm chắc về các quy chuẩn xây dựng, quy định kiểm tra cùng nhiều quy định có liên quan trong xây dựng.

Sau đây là các công việc của thiết kế không gian nội thất:

  • Tìm hiểu về mong muốn và yêu cầu của khách hàng để phát triển ý tưởng thiết kế phù hợp.

  • Tìm kiếm và đấu thầu những dự án không gian nội thất mới.

  • Xem xét style sống, cách sử dụng và thói quen di chuyển trong nhà của các thành viên.

  • Tạo ra các bản vẽ kỹ thuật và mô hình 3D để trình bày ý tưởng cho khách hàng.

  • Theo dõi tiến độ thực hiện, phối hợp với các nhà thầu, nhà cung cấp và các bên liên quan khác để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn và ngân sách.

  • Nếu cần, tạo ra các mẫu thử nghiệm để khách hàng có thể hình dung không gian hoàn chỉnh.

  • Theo dõi quá trình thi công và lắp đặt để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng theo kế hoạch.

  • Luôn cập nhật các xu hướng thiết kế mới, công nghệ và vật liệu để áp dụng vào công việc.

3.4. Thiết kế công nghiệp (Industrial Designer) 

Thiết kế công nghiệp (Industrial Designer)

Thiết kế công nghiệp là lĩnh vực sáng tạo chuyên về việc phát triển và tối ưu hóa các sản phẩm tiêu dùng và thiết bị, ví dụ như ô tô, thiết bị gia dụng, đồ chơi,… 

Industrial Designer kết hợp các lĩnh vực như nghệ thuật, kinh doanh, kỹ thuật,... nhằm tạo ra các sản phẩm mà mọi người dùng hàng ngày. Họ xem xét mọi khía cạnh từ hình dáng, chức năng, vật liệu đến quy trình sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao trải nghiệm sử dụng.

Các công việc của nhà thiết kế công nghiệp bao gồm như sau:

  • Tìm hiểu nhu cầu và xu hướng tiêu dùng để xác định cơ hội thiết kế sản phẩm mới.

  • Nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau mà một sản phẩm có thể được dùng và đối tượng sử dụng nó.

  • Sáng tạo và phác thảo các ý tưởng thiết kế ban đầu cho sản phẩm, thường bao gồm các bản vẽ tay hoặc mô hình 3D.

  • Tìm kiếm và chọn lựa các loại vật liệu phù hợp với yêu cầu về tính năng, chi phí và tính bền vững của sản phẩm.

  • Thiết kế và sản xuất mẫu thử nghiệm (prototype) để kiểm tra tính khả thi và hiệu suất của sản phẩm.

  • Thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra để đánh giá sản phẩm từ góc độ người sử dụng, an toàn và hiệu suất.

  • Nhận phản hồi từ các bên liên quan và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trước khi sản xuất hàng loạt.

  • Làm việc cùng với các kỹ sư và nhà sản xuất để đảm bảo thiết kế có thể được sản xuất hiệu quả và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

  • Luôn theo dõi các xu hướng mới trong thiết kế, công nghệ và vật liệu để cải tiến sản phẩm.

4. Kỹ năng cần có để theo đuổi nghề Designer 

Kỹ năng cần có để theo đuổi nghề Designer

Nếu bạn quan tâm đến nghề Designer, không thể bỏ qua các kỹ năng quan trọng giúp bạn phát triển sự nghiệp. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về các kỹ năng thiết yếu mà một designer nên trang bị để thành công trong lĩnh vực này.

  • Kỹ năng phân tích: là khả năng xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế một cách hệ thống và có phương pháp. Giúp nhà designer tạo ra những sản phẩm chất lượng mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng và hiệu quả trong quy trình làm việc.

  • Kỹ năng sáng tạo: Khả năng nghĩ ra các ý tưởng mới và độc đáo là cốt lõi của nghề thiết kế.Nhà designer cần khả năng tưởng tượng và sáng tạo để biến những ý tưởng trừu tượng thành sản phẩm cụ thể, đồng thời thích ứng với xu hướng và nhu cầu của thị trường

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp nhà designer truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đồng nghiệp, thực hiện những dự án thiết kế lớn và lâu dài. Kỹ năng giao tiếp là cần thiết để cho công việc vận hành suôn sẻ. 

  • Kỹ năng tin học: bản thiết kế đồ họa cần phải được mô hình hóa bằng phần mềm máy tính chuyên dụng. Thiếu đi kỹ năng tin học, designer sẽ không thể làm việc trong lĩnh vực này.

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Do tính chất công việc nên designer thường xuyên phải đối mặt với một khối lượng công việc lớn. Việc sắp xếp các đầu công việc hợp lý sẽ giúp designer sớm hoàn thiện mọi deadline.

5. Cơ hội nghề nghiệp của Designer hiện nay 

Cơ hội nghề nghiệp của Designer hiện nay

Cơ hội nghề nghiệp cho designer hiện nay rất đa dạng và phong phú, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu cao về thiết kế trong nhiều lĩnh vực. Cùng chúng tôi tìm hiểu những xu hướng và cơ hội việc làm mà các Designer có thể mong đợi hiện nay dưới đây:

  • Thiết kế đồ họa: Làm việc trong các công ty quảng cáo, truyền thông, hoặc làm tự do, tạo ra hình ảnh, logo, và ấn phẩm truyền thông.

  • Thiết kế web: Phát triển giao diện và trải nghiệm người dùng cho trang web và ứng dụng, thường làm việc trong các công ty công nghệ hoặc agency.

  • Thiết kế thời trang: Tạo ra các bộ sưu tập trang phục và phụ kiện, làm việc cho các thương hiệu thời trang hoặc tự mở cửa hàng riêng.

  • Thiết kế nội thất: Thiết kế không gian sống và làm việc, hợp tác với khách hàng và nhà thầu trong các dự án xây dựng.

  • Thiết kế sản phẩm: Phát triển những sản phẩm tiêu dùng như đồ gia dụng, thiết bị điện tử,... thường làm việc trong những công ty sản xuất hoặc thiết kế.

  • Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX/UI): Tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của người dùng trên các sản phẩm kỹ thuật số, làm việc trong các đội ngũ phát triển sản phẩm.

  • Thiết kế hoạt hình và đồ họa chuyển động: Tạo ra video hoạt hình, quảng cáo và nội dung truyền thông, có thể làm việc cho các studio sản xuất hoặc tự do.

  • Thiết kế nhận diện thương hiệu: Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu cho các công ty, từ logo đến các ấn phẩm truyền thông.

6. Mức lương của một Designer 

Mức lương của một Designer

Designer hiện là một ngành hot do nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này hiện rất cao. Thực tế thì mức lương của ngành này thuộc hàng Top, ngay từ mức khởi điểm đã nhỉnh hơn nhiều ngành nghề khác, càng có kinh nghiệm mức lương càng cao. Cơ hội làm việc cực rộng khi trang bị nhiều kỹ năng, ngoại ngữ.

Theo thống kê từ Vietnamworks – mạng tuyển dụng trực tuyến Việt Nam, cho thấy mức thu nhập của một Designer sẽ gia tăng theo kinh nghiệm trong nghề. Bạn có thể tham khảo mức lương sau:

Kinh nghiệm làm việc

Thu nhập trung bình (tham khảo)

Mới ra trường (<3 năm kinh nghiệm)

~11 triệu đồng/tháng

Nhân viên (từ 3 – 6 năm kinh nghiệm)

~15 triệu đồng/tháng

Trưởng phòng (>6 năm kinh nghiệm)

~23 triệu đồng/tháng

Làm việc tự do

Không hạn định

Trung bình lương 

~15,5 triệu đồng/tháng

Hy vọng với những thông tin cung cấp của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về “Designer là gì” và từ đó không còn thắc mắc các câu hỏi Design là nghề gì” hay “Designer là nghề gì”. Hãy bắt đầu hành trình khám phá và phát triển bản thân trong lĩnh vực thiết kế để hiện thực hóa những ý tưởng của bạn!

 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.