Photoshop và Figma đều là những phần mềm thiết kế đồ họa nổi bật được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng SaDesign so sánh sự khác biệt cơ bản giữa 2 công cụ chỉnh sửa này để lựa chọn được cho mình công cụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thiết kế của mình!
Figma là công cụ thiết kế mạnh mẽ trên nền tảng website được ứng dụng phổ biến để người dùng có thể thực hiện sáng tạo không giới hạn cho các dự án thiết kế của mình. Figma cung cấp tính năng cộng tác theo thời gian thực, nhờ đó mà nhiều thành viên trong nhóm có thể làm việc cùng với nhau trong một tệp được chia sẻ.
Phần mềm Figma được cộng đồng thiết kế đánh giá cao với giao diện thân thiện, trực quan và đặc biệt quan tâm đến sự hợp tác. Figma có thể truy cập vào hầu hết hệ điều hành như Windows, MacOS, Linux khi được kết nối internet.
Với kho plugin khổng lồ, Figma giúp người dùng tăng hiệu suất làm việc mà vẫn đảm bảo chất lượng thiết kế tối ưu.
Photoshop là trình chỉnh sửa đồ họa raster, được dùng để chỉnh sửa hình ảnh và sáng tạo nghệ thuật kỹ thuật số. Adobe Photoshop là ứng dụng chỉnh sửa ảnh sở hữu cộng đồng người dùng lớn hiện nay. Photoshop nổi bật với tính năng Generative Fill và Generative Expand, chúng cho phép người dùng thực hiện các chỉnh sửa phức tạp nhanh chóng với khả năng kiểm soát tốt.
Nhờ sở hữu bộ công cụ mạnh mẽ, Photoshop giúp việc chỉnh sửa ảnh được chi tiết và hiệu quả. Việc thường xuyên được cập nhật các tính năng và công cụ mới, phần mềm hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia sáng tạo như hiện nay.
Là một phần của bộ Adobe Creative Cloud, Photoshop có thể tích hợp liền mạch với các ứng dụng Adobe khác. Khả năng kết nối này đặc biệt quan trọng đối với quy trình thiết kế như chỉnh sửa video trong Premiere hay minh họa trong Illustrator.
Cả Figma và Adobe Photoshop đều sở hữu những tính năng vượt trội khiến chúng trở thành công cụ hàng đầu dành cho các nhà thiết kế. Cả hai đều có những công cụ mạnh mẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu thiết kế khác nhau như:
Quản lý lớp: Cả Cả Figma và Adobe Photoshop đều hỗ trợ thực hiện những chỉnh sửa phức tạp dựa trên lớp. Điều này cho phép người dùng thực hiện thiết kế một cách chi tiết, có tổ chức.
Công cụ chỉnh sửa nâng cao: Với những bộ công cụ toàn diện giúp bạn có thể tạo và thực hiện chỉnh sửa đồ họa từ hình dạng cơ bản cho đến những thiết kế phức tạp.
Tạo mẫu: Cả hai đều cung cấp các tính năng tạo mẫu tương tác để bạn kiểm tra tương tác của người dùng.
Hỗ trợ Plugin: Với việc tích hợp và hỗ trợ nhiều loại plugin khác nhau giúp cả Figma và Adobe Photoshop đều có khả năng mở rộng chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết kế cụ thể.
Tính năng cộng tác: Figma và Adobe Photoshop đều cho phép nhiều người dùng cùng lúc có thể làm việc trên cùng một dự án. Từ đó tăng khả năng cộng tác và hiệu suất làm việc của nhóm.
Sau đây là những điểm khác biệt cơ bản về tính năng của Figma và Adobe Photoshop:
Cộng tác thời gian thực: Figma cho phép nhiều người dùng làm việc trên cùng một tệp thiết kế cùng lúc, trong khi tính năng này không có trong Photoshop.
Bố cục tự động: Tính năng bố cục tự động của Figma giúp điều chỉnh thiết kế để phù hợp với các kích thước bố cục khác nhau, khả năng này cũng không có ở Photoshop.
Tính năng AI tạo hình: Photoshop cung cấp các công cụ AI tiên tiến như Generative Fill và Generative Expand, trong khi Figma không có điều này.
Chế độ Dev: Figma có chế độ Dev nhằm thực hiện chuyển đổi thiết kế thành mã, điều này chúng ta không tìm thấy ở Photoshop.
Chuyển văn bản thành hình ảnh: Photoshop có tính năng chuyển văn bản thành hình ảnh, điều này cho phép người dùng tạo nội dung bằng cách sử dụng lời nhắc văn bản cực hiệu quả. Nhưng trong Figma lại không có tính năng này.
Giao diện người dùng: Figma sở hữu giao diện thân thiện và gọn gàng và liền mạch, mang đến trải nghiệm trực quan cho người dùng. Trong khi đó Adobe Photoshop lại tập trung cung cấp thông tin và các yếu tố tương tác.
Chi phí: Cả Figma và Photoshop đều cung cấp nhiều gói giá khác nhau nhằm phù hợp với các nhu cầu của người dùng. Trong đó giá dịch vụ của Figma rẻ hơn, phù hợp với các nhóm nhỏ và người dùng cá nhân.
Sự hợp tác
Figma được đánh giá cao về khả năng cộng tác, chúng cho phép nhiều nhà thiết kế làm việc trên cùng một tệp theo thời gian thực. Bản chất dựa trên đám mây cho phép người dùng có khả năng truy cập từ bất kỳ thiết bị nào, mang đến môi trường thiết kế năng động và linh hoạt.
Mặt khác, Photoshop chuyên về thao tác với các hình ảnh phức tạp, chúng mang đến những công cụ chỉnh sửa hoàn hảo cho việc thiết kế đồ họa phức tạp đòi hỏi mức độ chi tiết và kiểm soát cao.
Trải nghiệm người dùng và khả năng truy cập:
Giao diện người dùng của Figma được thiết kế đơn giản và trực quan, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và học tập. Vì là ứng dụng dựa trên trình duyệt, vì thế chúng ta có thể dễ dàng truy cập mà không yêu cầu phần cứng mạnh.
Ngược lại, Photoshop là một công cụ mạnh mẽ vì thế cần được cài đặt trên các máy tính để bàn với dung lượng cao.
Các trường hợp sử dụng:
Figma được xem là lựa chọn hàng đầu cho thiết kế UX/UI và tạo mẫu với các yếu tố tương tác và giúp bạn có thể chia sẻ bản mô phỏng với khách hàng hay thành viên trong nhóm nhanh chóng.
Photoshop lại nổi trội trong chỉnh sửa ảnh, thiết kế đồ họa và nghệ thuật kỹ thuật số. Các tính năng mở rộng như mặt nạ lớp, chế độ hòa trộn,.. giúp bạn tận dụng để tạo nên thiết kế ấn tượng.
Nói về thiết kế UI/UX thì Figma với giao diện thân thiện, được thiết kế sử dụng dễ dàng và hiệu quả trong không gian UI/UX. Phần mềm giúp hợp lý hóa quy trình thiết kế, vì thế chúng được xem là lựa chọn yêu thích của các nhà thiết kế muốn tạo mẫu nhanh với những thiết kế lặp lại.
Giao diện của Figma đơn giản, tập trung nhiều vào thiết kế hơn là các công cụ chỉnh sửa hình ảnh. Chức năng kéo và thả cùng các bố cục cài sẵn phục vụ cho việc điều chỉnh nhanh và tạo mẫu nhanh. Ngược lại, tính năng rộng lớn của Photoshop có thể gây choáng ngợp cho những người dùng mới, đặc biệt là những người chỉ tập trung vào thiết kế UI/UX.
Ngoài ra, thiết kế giao diện trong Figma rất mượt mà và nhanh chóng, việc tiếp cận dựa trên vector có thể thay đổi kích thước và tỷ lệ các thành phần mà không làm giảm chất lượng. Các lưới và hướng dẫn tích hợp tạo điều kiện căn chỉnh chính xác. Photoshop thường được sử dụng để chỉnh sửa hình ảnh, vì thế chúng đòi hỏi phải hiểu sâu hơn về các công cụ để tạo được giao diện hiệu quả.
Các công cụ tạo mẫu của Figma mạnh mẽ và được tích hợp trực tiếp, cho phép tạo ra các nguyên mẫu tương tác để chia sẻ ngay lập tức. Sự chuyển đổi liền mạch từ thiết kế sang nguyên mẫu giúp các nhà thiết kế có thể xác thực ý tưởng nhanh chóng và lặp lại chúng ngay lập tức.
Với Photoshop thì bạn có thể làm chủ việc chỉnh sửa hình ảnh, bộ công cụ toàn diện của với các kiểu lớp, công cụ lựa chọn nâng cao,.. giúp kiểm soát tốt và chính xác để chỉnh sửa ảnh và tạo đồ họa.
Trong thế giới thiết kế đồ họa các plugin giúp mở rộng khả năng của phần mềm. Cả Figma và Photoshop đều cung cấp các plugin này. Trong đó, hệ sinh thái plugin của Figma với các plugin có sẵn, giúp tăng cường tối ưu quy trình thiết kế.
Các plugin của Photoshop cũng mạnh mẽ với các tính năng nâng cao, từ hiệu ứng 3D đến các công cụ phân tích hình ảnh tinh vi, điều này nhằm phục vụ cho các tác vụ chỉnh sửa chuyên biệt.
Nền tảng Figma cho phép nhiều nhà thiết kế có thể làm việc trên cùng một dự án với các thay đổi được cập nhật trực tiếp. Tình năng này rất hữu ích đối với các nhóm ở nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo các thiết kế luôn được thống nhất.
Trong khi Photoshop lại tập trung vào công việc cá nhân, Adobe mặc dù đã tích hợp thêm tài liệu đám mây và các tính năng cộng tác nhưng so với Figma thì vẫn chưa thể bắt kịp.
Phần mềm Figma được dựa trên vector, phù hợp để tạo đồ họa và hình minh họa. Các công cụ chỉnh sửa vector chính xác giúp các nhà thiết kế tạo ra các biểu tượng chi tiết và các thành phần giao diện người dùng dễ dàng.
Trong khi đó kỹ năng thiết kế đồ họa của Photoshop được đánh giá vô cùng cao với khả năng tạo lớp, tạo kết cấu và pha trộn. Đây là những tính năng không thể thiếu đối với các nhà thiết kế đồ họa.
Chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với cả nhà thiết kế. Figma cung cấp phiên bản miễn phí với các tính năng ấn tượng, cho phép truy cập vào hầu hết các khả năng thiết kế mà không cần phải trả phí.
Trong khi đó Photoshop có sẵn thông qua gói đăng ký Adobe Creative Cloud, tại đây có rất nhiều gói khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng người dùng, từ cá nhân sáng tạo đến doanh nghiệp lớn.
Giao diện của Figma thân thiện với người dùng với quy trình làm việc hợp lý. Còn Photoshop cung cấp một bộ công cụ toàn diện, phức tạp nhưng giúp tăng khả năng kiểm soát hơn.
Nền tảng đám mây của Figma cho phép người dùng cập nhật liên tục và truy cập từ bất kỳ máy tính nào, nhờ thế mà chúng ta sẽ không cần lo lắng tới việc mất dữ liệu.
Trong khi đó, điểm mạnh của ứng dụng Photoshop là khả năng truy cập ngoại tuyến và hệ sinh thái tiện ích mở rộng.
Photoshop có hàng loạt các hướng dẫn, diễn đàn và hỗ trợ cộng đồng. Với lượng người dùng rộng lớn đóng góp to lớn vào kho kiến thức với đa dạng các hướng dẫn cho người mới bắt đầu và những kỹ thuật nâng cao.
Cộng đồng Figma tuy mới nhưng cũng rất sôi động và đang có sự phát triển nhanh chóng. Với nhiều tài nguyên và hướng dẫn để bạn dễ dàng chia sẻ kiến thức với người dùng.
Có thể thấy cả hai nền tảng đều cung cấp tài liệu học tập, nhưng Photoshop có lợi thế hơn nhờ khối lượng tài nguyên có sẵn. Tuy nhiên, cách tiếp cận tập trung và hiện đại của Figma khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên có giá trị cho các nhà thiết kế đương đại.
Ưu điểm của Adobe Photoshop:
Là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp hàng đầu với lượng người dùng lớn hiện nay.
Phần mềm hỗ trợ hầu hết các định dạng hình ảnh.
Có sẵn trên nhiều hệ điều hành để bạn có thể sử dụng.
Cung cấp nhiều mẫu để sử dụng.
Các công cụ toàn diện để tạo ra hình ảnh chất lượng cao, phù hợp với mọi nền tảng.
Nhược điểm của Adobe Photoshop:
Chi phí cao và phải đăng ký mua theo tháng và theo năm.
Phần mềm khá nặng, cần nhiều bộ nhớ và dung lượng.
Ưu điểm của Figma:
Vì là ứng dụng chạy trên trình duyệt nên chúng sẽ không chiếm dung lượng trên ổ cứng của người dùng.
Giao diện dễ sử dụng với trình soạn thảo có cấu trúc.
Tính năng cộng tác vượt trội để nhiều thành viên trong nhóm cùng làm việc trên một dự án.
Nó cho phép người dùng chia sẻ khung hình hay tập tin.
Nó cho phép giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
Nhược điểm của Figma:
Không có tính năng ngoại tuyến, yêu cầu cần phải có kết nối Internet để hoạt động.
Việc tải tệp lên Figma khá mất thời gian.
Cần có card đồ họa để phần mềm có thể hoạt động trơn tru.
Có thể thấy giữa Figma và Adobe Photoshop đều có những đặc điểm và tính năng riêng. Vì thế giữa 2 ứng dụng này phần mềm nào tốt hơn sẽ tùy vào nhu cầu thiết kế cụ thể của người dùng.
Tính năng cộng tác theo thời gian thực, giao diện thân thiện và tính linh hoạt dựa trên trình duyệt giúp Figma trở thành công cụ hiện đại, dễ tiếp cận để thiết kế UI/UX và tạo mẫu.
Trong khi đó Photoshop vẫn là phần mềm hàng đầu cho việc chỉnh sửa hình ảnh với các tính năng tiên tiến và nâng cao. Lựa chọn phần mềm nào sẽ dựa vào dự án cụ thể và nhu cầu sử dụng của người dùng, cụ thể:
Figma hỗ trợ quy trình thiết kế cộng tác và lặp lại, phù hợp dành cho những người làm việc nhóm từ xa và tìm kiếm khả năng tạo mẫu nhanh.
Photoshop cung cấp chiều sâu và độ phức tạp, phục vụ cho người chỉnh sửa cần kiểm soát chi tiết từng pixel.
Ngoài Photoshop và Figma, còn rất nhiều phần mềm thay thế khác mà bạn có thể sử dụng, điển hình như:
Adobe XD là một phần mềm thiết kế giao diện trực quan cũng tương tự như Figma. Chúng cung cấp nhiều tính năng như prototyping, wireframing với khả năng chia sẻ dễ dàng.
Adobe XD còn có khả năng tích hợp tốt với các phần mềm khác trong hệ sinh thái Adobe. Nhờ đó giúp mang lại hiệu quả thiết kế linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khả năng cộng tác trực tiếp của Adobe XD vẫn chưa đạt được như Figma. Vì thế khi bạn cần làm việc với một nhóm lớn và cần khả năng chia sẻ theo thời gian thực thì Figma vẫn được xem là lựa chọn tốt hơn.
Sketch cũng là một công cụ thiết kế mạnh mẽ mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Sketch được thiết kế dành riêng cho macOS, với giao diện thân thiện và tính năng mạnh mẽ, ứng dụng cho phép bạn tạo ra các thiết kế UI/UX dễ dàng.
Sketch nổi bật với nhiều plugin hữu ích để bạn có thể thêm vào mở rộng tính năng, đáp ứng các nhu cầu riêng của người dùng.
Tuy nhiên, Sketch chỉ chạy trên macOS, vì thế không phải là lựa chọn dành cho người dùng Windows. Ngoài ra tính năng cộng tác của Sketch không được mạnh mẽ như với ứng dụng Figma.
InVision Studio là một công cụ thiết kế sở hữu giao diện ấn tượng và thu hút. InVision Studio là công cụ mang đến giải pháp toàn diện cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm.
Với Bạn InVision Studio bạn có thể tạo ra các mẫu UI, xây dựng các prototype và nhận phản hồi của người dùng. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm thay thế Photoshop và Figma thì có thể cân nhắc đến ứng dụng này.
Với những so sánh chi tiết trên đây về Photoshop và Figma có thể thấy rằng mỗi công cụ đều có những đặc điểm và tính năng riêng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Vì thế, hãy dựa vào mục đích sử dụng và yêu cầu của dự án để chọn được phần mềm phù hợp cho mình nhé!
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.