Stop motion là kỹ thuật điện ảnh sáng tạo, giúp “hồi sinh” các vật thể tĩnh để kể về những câu chuyện đầy màu sắc. Stop motion đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và óc sáng tạo nhằm tạo nên thước phim độc đáo, nghệ thuật và mang đậm dấu ấn cá nhân. Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung dưới đây mà SaDesign chia sẻ!
Stop motion là một kỹ thuật làm phim hoạt hình độc đáo dựa trên việc chụp ảnh từng khung hình riêng biệt của đối tượng, sau đó ghép nối chúng lại với nhau tạo ra ảo giác chuyển động. Mỗi khung hình sẽ có một sự thay đổi nhỏ về vị trí hoặc tư thế của đối tượng.
Khi được trình chiếu liên tục với tốc độ nhất định, hàng loạt khung hình này tạo ra hiệu ứng chuyển động mượt mà, khiến người xem cảm thấy như các vật thể đang thực sự sống động và thay đổi.
Làm phim stop motion không chỉ đơn giản là chụp ảnh và ghép nối chúng lại. Để tạo ra một bộ phim stop motion chất lượng, bạn cần trang bị cho mình một số kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn kiểm soát từng khía cạnh của quá trình làm phim, từ thiết kế bối cảnh đến tạo hình nhân vật và chỉnh sửa hậu kỳ.
Bối cảnh và ánh sáng là yếu tố nền tảng, tạo nên không khí và tính thẩm mỹ cho bộ phim stop motion. Sau đây là các kỹ năng quan trọng để setup bối cảnh và ánh sáng tốt cho phim Stop motion:
Về bối cảnh (Set design):
Địa điểm: Nên chọn những địa điểm cụ thể và ổn định để tránh sự thay đổi không cần thiết trong bối cảnh, giúp cảnh quay được nhất quán.
Nền: Chọn nền đơn giản, phù hợp với chủ đề để tránh gây mất tập trung vào chủ đề chính.
Vật phẩm và phụ kiện: Đây là yếu tố góp phần tạo nên sự chân thực và sinh động cho bối cảnh. Ưu tiên các vật phẩm nhỏ, dễ di chuyển để tạo được những cảnh quay linh hoạt.
Về ánh sáng (Lighting):
Dùng nguồn sáng tự nhiên: Đó có thể là ánh sáng từ cửa sổ hoặc ánh sáng mặt trời nhằm tạo cảm giác chân thực, ấm áp cho phim.
Dùng đèn mềm: Khi dùng đèn hãy chọn đèn mềm để tránh tạo ra các bóng đổ cứng, giúp ánh sáng mềm mại hơn trên các vật thể và nhân vật.
Điều chỉnh độ sáng: Chú ý để ánh sáng được đủ đẹp và phù hợp với tông màu của phim.
Ổn định (Stability)
Dùng tripod: Đây là công cụ cần thiết để camera được ổn định, việc dùng tripod sẽ tránh gặp phải sự rung lắc, giúp máy quay được sắc nét và rõ ràng.
Dùng hỗ trợ định vị: Điều này để đảm bảo các cảnh quay liền mạch, tránh tình trạng bị giật.
Tạo hình nhân vật là một phần quan trọng không kém trong việc làm phim stop motion. Để tạo hình nhân vật bạn cần biết lựa chọn vật liệu, dựng khung, tạo mặt, lắp ráp,... cụ thể như sau:
Vật liệu: Các vật liệu có thể sử dụng bao gồm đất sét, giấy cắt, nhựa nến, vải hay vật liệu khác có thể uốn nắn, giữ được hình dạng dễ dàng. Vật liệu cần nhẹ, di chuyển dễ để thực hiện các cử động dễ dàng.
Xây dựng khung nhân vật: Bạn có thể tạo khung nhân vật bằng thép, sợi kim loại hay sợi dây mềm nhằm đảm bảo nhân vật di chuyển linh hoạt. Gắn các bộ phận của nhân vật vào khung bằng keo hoặc sợi dây để chúng di chuyển tự nhiên mà không bị giật hay lệch hướng.
Tạo khuôn mặt: Bạn có thể tạo khuôn mặt với đất sét, bút vẽ, kéo,... Để tạo biểu cảm bạn cần thay đổi vị trí và hướng của mắt, miệng,...
Phụ kiện và trang phục: Các phụ kiện và trang phục cần phù hợp với bối cảnh và nhân vật, chú ý sử dụng những loại dễ dàng cài đặt và tháo rời khi cần.
Để tạo hình nhân vật bạn cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và tốn rất nhiều thời gian. Khi tạo hình nhân vật độc đáo sẽ giúp thước phim sinh động và ấn tượng hơn.
Sau khi hoàn tất việc chụp hình, hãy bắt tay vào quá trình hậu kỳ để bộ phim stop motion của bạn thêm phần hoàn thiện. Để chỉnh sửa video cần sử dụng phần mềm chỉnh sửa chuyên nghiệp như Adobe Premiere Pro hay DaVinci Resolve để cắt ghép, sắp xếp các khung hình theo trình tự, và điều chỉnh tốc độ trình chiếu.
Stop motion cho phép bạn sáng tạo với những hiệu ứng đặc biệt, đơn giản đến phức tạp. Bạn có thể sử dụng các phần mềm xử lý ảnh để tạo ra hiệu ứng như nổ, cháy, hoặc thay đổi màu sắc, độ sáng của cảnh quay. Các hiệu ứng này giúp thêm phần kịch tính và hấp dẫn cho bộ phim, tuy nhiên cần sử dụng một cách tiết chế để không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của stop motion.
Không chỉ thế âm thanh còn là yếu tố quan trọng trong việc tăng thêm sức hấp dẫn cho phim. Thêm nhạc nền, hiệu ứng âm thanh phù hợp với nội dung phim giúp tạo ra không khí, cảm xúc và tăng thêm sức cuốn hút cho câu chuyện.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình làm phim stop motion. Để chụp ảnh tư liệu bạn cần dùng những công cụ sau:
Sử dụng Tripod để khi chụp ảnh không bị rung cũng như có thời gian để setup, điều chỉnh lại bối cảnh.
Dùng chế độ Live Preview: Với người dùng iPhone chắc hẳn đã quen thuộc với chế độ ảnh chụp động Live Preview. Sử dụng chế độ này giúp chúng ta nằm bắt được nhiều hình ảnh hơn trong cùng 1 shot hình.
Sau khi có đủ số lượng ảnh, bước tiếp theo là chỉnh sửa hậu kỳ để tạo ra video stop motion. Bạn cần sử dụng Adobe Premiere Pro, đây là một phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp, được nhiều người lựa chọn. Premiere Pro cũng cung cấp nhiều tính năng để chỉnh sửa video, thêm hiệu ứng âm thanh, nhạc nền, chuyển cảnh, giúp video thêm phần sinh động và hấp dẫn.
Bạn có thể nhập toàn bộ ảnh đã chụp vào Premiere Pro, sắp xếp lại theo thứ tự, và điều chỉnh tốc độ trình chiếu để tạo ra chuyển động mượt mà. Từ thanh Project chọn tất cả ảnh > nhấn chuột phải và chọn “Speed/Duration”. Bạn có thể điều chỉnh kích cỡ video sao cho phù hợp.
Sau đó hãy Render (kết xuất) chúng và phát thử để xem video chạy thử, nếu chưa ưng tốc độ chạy của phim bạn có thể xóa tất cả các ảnh khỏi Timeline, quay lại Project Panel để chọn tốc độ / thời lượng clip mới.
Bạn cần lên kế hoạch rõ ràng, vì thế hãy viết ra một kịch bản ngắn gọn, đơn giản, thể hiện nội dung phim, các hành động, và lời thoại (nếu có) của nhân vật. Kịch bản sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn định hướng cho toàn bộ quá trình làm phim.
Bạn cần hình dung bối cảnh phim sẽ diễn ra ở đâu, cần những vật dụng gì để tạo nên bối cảnh đó. Bạn có thể phác thảo ra bối cảnh, lựa chọn các màu sắc và vật liệu phù hợp với không khí của phim.
Ngoài ra bạn cũng cần xác định nhân vật chính, ngoại hình, tính cách, và những hành động của họ trong phim. Hãy phác thảo ra hình dáng, trang phục, và các đặc điểm nhận dạng của từng nhân vật.
Số khung hình ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến độ mượt mà của chuyển động trong video. Thông thường, một video stop motion sẽ có tốc độ 24 khung hình/giây. Đây là tốc độ tiêu chuẩn giúp tạo ra chuyển động mượt mà và tự nhiên. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi tốc độ này tùy theo phong cách và nội dung của phim.
Việc tính toán số khung hình cần thiết giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khối lượng công việc cũng như dự đoán được thời gian hoàn thành phim.
Chuyển phân cảnh là quá trình chuyển đổi từ một bối cảnh này sang một bối cảnh khác, hoặc thay đổi góc quay. Bạn cần lên danh sách các phân cảnh chính trong phim và lên kế hoạch cho việc chuyển đổi giữa các phân cảnh đó.
Đảm bảo rằng sự chuyển đổi giữa các phân cảnh được thực hiện một cách mượt mà và tự nhiên. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như mờ dần, zoom in/out, hoặc chuyển cảnh bằng hiệu ứng hình ảnh để tạo sự chuyển tiếp sinh động và hấp dẫn.
Tỉ lệ khung hình ảnh hưởng đến tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của video. Một số tỉ lệ khung hình phổ biến như: 16:9 (phù hợp cho Youtube, màn hình rộng), 4:3 (phù hợp cho TV truyền thống), 1:1 (phù hợp cho các nền tảng mạng xã hội như Instagram).
Giữ tỉ lệ khung hình ổn định trong suốt quá trình quay để video trông đẹp mắt và cân đối.
Các tiến trình giúp bạn sắp xếp các hoạt động của nhân vật và bối cảnh một cách khoa học. Bạn hãy thực hiện phân chia công việc thành các giai đoạn nhỏ, đồng thời phác thảo ra các bước chuyển động của nhân vật hoặc các thay đổi trong bối cảnh để dễ dàng theo dõi và thực hiện trong quá trình quay phim.
Ánh sáng là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, bạn có thể dùng ánh sáng tự nhiên/ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng mặt trời tự nhiên có thể tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng ánh sáng mặt trời có thể thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến sự đồng đều của ánh sáng trong các khung hình.
Việc sử dụng đèn nhân tạo như đèn LED, đèn bàn để kiểm soát ánh sáng tốt hơn.
Trước khi bắt đầu quay, hãy đảm bảo rằng tất cả đã được chuẩn bị kỹ càng:
Đảm bảo máy ảnh hoặc điện thoại của bạn hoạt động tốt, pin đầy đủ, và thẻ nhớ có đủ dung lượng.
Đảm bảo bối cảnh đã được thiết kế hoàn chỉnh và phù hợp với kịch bản.
Kiểm tra lại các nhân vật, đảm bảo chúng đã được cố định chắc chắn và không bị rung lắc trong quá trình quay.
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình làm phim stop motion. Chụp một bức ảnh cho mỗi khung hình, đảm bảo rằng chỉ có một thay đổi nhỏ giữa các khung hình. Di chuyển đối tượng hoặc bối cảnh một chút sau mỗi lần chụp ảnh.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng giá đỡ máy ảnh để giữ máy ảnh ổn định, tránh tình trạng hình ảnh bị rung lắc.
Sau khi đã chụp xong tất cả các khung hình, bạn sẽ cần chỉnh sửa chúng để tạo ra một video hoàn chỉnh. Sử dụng phần mềm chỉnh sửa video như Adobe Premiere Pro, DaVinci Resolve hoặc các phần mềm chỉnh sửa video khác để nhập các khung hình và ghép nối chúng lại với nhau.
Bạn có thể dùng iMovie hoặc Adobe Premiere Pro để nhập một loạt hình ảnh và yêu phát chúng ở một tốc độ khung hình nhất định. Với iMovie, bạn có thể thực hiện thông qua cài đặt thời gian.
Các video stop motion thương mại thường có âm nhạc, vì thế bạn có thể thêm chúng vào nếu thích. Sau khi đã hài lòng bạn hãy xuất video của mình ra là hoàn thành.
Stop motion đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và sáng tạo. Việc nắm vững những kỹ thuật cơ bản và hiểu rõ quá trình làm phim là điều kiện tiên quyết để tạo ra những thước phim chất lượng cao, ấn tượng. Hãy cùng khám phá những mẹo nhỏ nhưng vô cùng hữu ích dưới đây để giúp nâng cao chất lượng các cảnh quay stop motion của bạn:
Hãy khiến mô hình của bạn càng chân thực càng tốt
Lựa chọn nền phù hợp để giúp làm nổi bật chủ đề, tạo nên sự hài hòa, cuốn hút người xem. Nên ưu tiên nền đơn giản, màu sắc hài hòa để bố cục cân đối, giúp làm nổi bật nhân vật.
Ánh sáng là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh trong stop motion. Ánh sáng tốt sẽ giúp các cảnh quay trở nên sống động và rõ nét, trong khi ánh sáng kém sẽ khiến hình ảnh bị tối, mờ nhạt và khó xem.
Sử dụng các đối tượng gây mất tập trung như cây cối, đá sỏi phía trước đối tượng để tạo bố cục dày đặc để che khuất tầm nhìn của khán giả hơn. Điều này giúp khán giả mất tập trung khỏi sự uyển chuyển của chuyển động.
Sử dụng ánh sáng gây mất tập trung bằng việc quay chụp trong điều kiện ánh sáng yếu với những ánh đèn chuyển động và nhấp nháy để người xem tập trung hơn vào hiệu ứng ánh sáng.
Tham khảo chéo nhịp độ chuyển động của để tái tạo nó trong quá trình chụp stop-motion của mình.
FiLMiC Pro là một ứng dụng nổi tiếng dành cho các thiết bị di động, được đánh giá cao vì khả năng kiểm soát và tùy chỉnh các thông số quay phim một cách chuyên nghiệp. Đây là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích việc kiểm soát toàn bộ quá trình quay phim, muốn tạo ra những thước phim stop motion sắc nét, chất lượng cao.
FiLMiC Pro cung cấp giao diện trực quan, dễ sử dụng có thể điều chỉnh các thông số quan trọng như độ phơi sáng, cân bằng trắng, lấy nét thủ công, ISO, tốc độ màn trập,... Điều này cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn chất lượng hình ảnh, tạo ra những thước phim với hiệu ứng sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất.
Ứng dụng này đặc biệt hữu ích khi bạn cần quay phim trong điều kiện ánh sáng phức tạp hoặc muốn có những hiệu ứng ánh sáng độc đáo.
2.8mm Vintage Camera là một ứng dụng đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với những ai mới bắt đầu làm phim stop motion. Ứng dụng này cung cấp giao diện trực quan, dễ thao tác, giúp người dùng nhanh chóng làm quen với việc quay phim và chỉnh sửa video cơ bản.
2.8mm Vintage Camera cung cấp tính năng chụp ảnh và quay phim tích hợp, cho phép bạn tạo ra các clip ngắn với phong cách cổ điển. Ứng dụng này có nhiều bộ lọc màu, hiệu ứng giả phim đặc biệt, giúp tạo ra những thước phim mang đậm phong cách hoài cổ, phù hợp với nhiều thể loại phim khác nhau.
Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tạo ra các clip stop motion đơn giản, dễ thương và đậm chất hoài niệm.
Synfig Studio là một phần mềm nguồn mở, được sử dụng cho mục đích tạo hoạt hình 2D chuyên nghiệp. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những người dùng muốn khám phá thế giới hoạt hình 2D, tạo ra những bộ phim stop motion độc đáo mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
Synfig Studio cung cấp nhiều công cụ chỉnh sửa mạnh mẽ và đa dạng như: vẽ, tô màu, tạo hiệu ứng đặc biệt, tạo chuyển động…. Bạn có thể tạo ra các nhân vật hoàn toàn mới, hoặc sử dụng các hình ảnh, nhân vật được thiết kế sẵn để tạo nên những bộ phim stop motion độc đáo.
Synfig Studio là một lựa chọn đáng giá cho những ai quan tâm đến hoạt hình 2D chuyên nghiệp, muốn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đầy sáng tạo.
Stop Motion Studio Pro là một trong những phần mềm làm phim stop motion phổ biến nhất trên thị trường. Phần mềm này sở hữu đầy đủ các tính năng cần thiết để tạo ra những bộ phim chất lượng cao, phù hợp với người mới bắt đầu lẫn các chuyên gia.
Phần mềm hỗ trợ cả việc chụp ảnh và quay phim từng khung hình, cho phép chỉnh sửa trực tiếp trên video. Stop Motion Studio Pro cũng cung cấp thêm các tính năng chỉnh sửa video cơ bản: cắt, ghép, thêm hiệu ứng và âm thanh nền, giúp bạn hoàn thiện bộ phim của mình theo ý muốn.
Stop Motion Studio Pro có thêm chức năng tạo khung hình tĩnh hoặc chuyển động, hỗ trợ việc thêm hiệu ứng đặc biệt. Người dùng cũng có thể chia sẻ video trực tiếp lên các nền tảng mạng xã hội hoặc xuất video sang nhiều định dạng khác nhau.
Cinegraph là một ứng dụng di động đơn giản và dễ sử dụng, được thiết kế dành riêng cho việc tạo ra những đoạn phim Stop Motion ngắn gọn và mang tính giải trí cao. Ứng dụng này hiện đang có sẵn trên cả iOS và Android để bạn có thể sáng tạo ngay trên chiếc điện thoại thông minh của mình.
Cinegraph được thiết kế với giao diện người dùng trực quan, thân thiện, tối ưu hóa cho cả những người chưa có kinh nghiệm làm phim. Các công cụ chỉnh sửa được sắp xếp một cách logic, dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
ImgPlay là một lựa chọn tuyệt vời cho việc tạo ra các video Stop Motion từ ảnh tĩnh hoặc video ngắn. Ứng dụng này có mặt trên cả iOS và Android, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng có thể dễ dàng tạo ra những bộ phim hoạt hình thú vị.
ImgPlay được thiết kế với giao diện tối giản nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc tạo phim Stop Motion. Các công cụ chỉnh sửa được sắp xếp một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm và sử dụng để bạn làm quen, tạo ra video đầu tiên.
Adobe Premiere Pro là phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp phim ảnh.
Với bộ công cụ chỉnh sửa mạnh mẽ và giao diện phong phú, Premiere Pro là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tạo ra những bộ phim Stop Motion chất lượng cao, từ phim ngắn nghệ thuật đến phim quảng cáo chuyên nghiệp.
Adobe Character Animator là một phần mềm chuyên dụng để tạo ra các nhân vật hoạt hình 2D với cử động sống động, biểu cảm phong phú và tương tác trực tiếp với người dùng.
Với Character Animator, bạn có thể biến những hình vẽ tĩnh thành những nhân vật hoạt hình đầy sức sống, mở ra một thế giới sáng tạo vô tận cho việc làm phim Stop Motion. Character Animator cho phép bạn tạo ra các nhân vật hoạt hình với cử động và biểu cảm tự nhiên.
Các công cụ điều khiển cử động thông minh của Character Animator giúp bạn tạo ra các cử động mượt mà và chân thực, tạo nên những thước phim hoạt hình sống động.
Ngoài phần mềm, các công cụ hỗ trợ khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bộ phim stop motion chất lượng. Sự kết hợp hài hòa của phần mềm và các công cụ hỗ trợ sẽ giúp bạn có được những thước phim ấn tượng nhất.
Thiết bị chụp ảnh: Bạn có thể chụp ảnh bằng điện thoại thông minh hoặc máy ảnh kỹ thuật số.
Tripod: Để giữ máy ảnh của bạn ổn định khi bạn chụp ảnh.
Phần mềm chỉnh sửa: Bạn nên chọn phần mềm phù hợp để chỉnh sửa. Hiện có rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa stop-motion cho cả điện thoại thông minh và máy tính để bạn lựa chọn.
Vật liệu/đồ vật: Các vật liệu đơn giản như đất sét, bìa cứng, vải, giấy... là những công cụ không thể thiếu trong việc tạo nên nhân vật và cảnh quay.
Stop motion sở hữu những nét đặc trưng riêng biệt, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho loại hình phim này:
Kỹ thuật Stop Motion tạo ra hiệu ứng chuyển động độc đáo, thu hút sự chú ý của người xem.
Phim Stop Motion thường được làm thủ công bằng tay giúp mang tới cảm giác tự nhiên cho người xem
Phim Stop Motion có khả năng biểu đạt rất đa dạng, giúp thể thể hiện mọi thứ mà trí tưởng tượng của người tạo ra.
Nhân vật và đối tượng trong Stop Motion đều tồn tại trong không gian thực và thời gian thực, nhờ đó mang lại cảm giác sống động và rất thật.
Stop motion đã tạo nên một kho tàng phim hoạt hình ấn tượng, thu hút hàng triệu khán giả trên toàn thế giới như:
James and the Giant Peach (năm 1996)
Corpse Bride (2005)
Coraline (2009)
Fantastic Mr. Fox (2009)
ParaNorman (2012)
Frankenweenie (2012)
The Boxtrolls (2014)
Anomalisa (2015)
Isle of Dogs (2018)
Missing Link (2019)
Chicken Run.
Việc nắm vững những kỹ thuật cơ bản, kết hợp với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, sẽ giúp bạn tạo ra những tác phẩm stop motion độc đáo, thể hiện cái tôi cá nhân của bạn, ghi dấu ấn riêng trong lĩnh vực hoạt hình. Hãy thử sức với stop motion, khám phá những tiềm năng sáng tạo của riêng bạn, và lan tỏa niềm đam mê nghệ thuật đến với mọi người.
----------------------------------------------------------------------
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.