Sự khác biệt cơ bản giữa tệp PSD và PSB

09/01/2025 83

PSD và PSB đều là những định dạng tệp cơ bản của phần mềm Photoshop và những phần mềm thiết kế đồ họa khác hiện nay.

Sự khác biệt cơ bản giữa tệp PSD và PSB

PSD và PSB đều là những định dạng tệp cơ bản của phần mềm Photoshop và những phần mềm thiết kế đồ họa khác hiện nay. Đây là 2 định dạng chính mà người dùng thường dùng nhằm lưu trữ và chia sẻ dự án thiết kế của mình. Nếu bạn chưa hiểu rõ về 2 định dạng này thì hãy cùng SaDesign tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây để phân biệt được sự khác biệt cơ bản của từng loại.

PSD và PSB

1. PSD và PSB là các loại tệp mở rộng nào?

Adobe Photoshop Bản Quyền Chính Hãng

1.1. PSD là tệp gì? Cách tạo tệp PSD

PSD là định dạng tệp mặc định của Adobe Photoshop, giúp người dùng lưu hình ảnh mà không làm mất bất kỳ lớp hay tính năng chỉnh sửa nào. Kích thước hình ảnh tối đa của tệp PSD là 30.000 pixel x 30.000 pixel, dạng tệp này thường được dùng cho hình ảnh web hoặc để in ấn.

PSD là tệp gì

Việc thực hiện tạo tệp PSD trong Adobe Photoshop khá đơn giản, bạn hãy mở chương trình sau đó nhấp vào “File” => “New”. Tiếp đến chọn kích thước của file và thực hiện các cài đặt mà bạn muốn như chế độ màu (RGB hoặc CMYK), độ phân giải,... Sau khi hoàn tất mọi thứ hãy lưu tệp dưới dạng PSD bằng cách nhấp vào “File” => “Save As…” và ở menu thả xuống nhấn chọn “PSD” là hoàn thành.

1.2. PSB là tệp như thế nào? Cách tạo tệp PSB

Tệp PSB là phiên bản nâng cao của tệp PSD, theo đó với dạng tệp này bạn sẽ có thể làm việc với các tệp lớn. Cụ thể, tệp PSB có khả năng lưu trữ hình ảnh lớn hơn với kích thước lên đến 300GB và hơn 30.000 pixel. 

PSB là tệp như thế nào

Với tệp PSB bạn có thể tạo các dự án lớn như áp phích, biển quảng cáo,... mà không cần phải thực hiện nén dữ liệu hình ảnh gốc. Lợi thế của tệp PSB là người dùng có thể thực hiện các chỉnh sửa một cách chi tiết mà không lo lắng đến vấn đề bị mất dữ liệu. Để tạo một tệp PSB bạn cũng thực hiện tương tự như tạo tệp PSD.

2. Lợi ích khi sử dụng 2 định dạng

Tệp PSB và PSD đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng đối tượng và yêu cầu sử dụng cụ thể. Ưu điểm của tệp PSD là khả năng lưu giữ thông tin thiết kế, vì thế có thể dễ dàng quay trở lại để thực hiện các thay đổi cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của hình ảnh. Định dạng tệp này đặc biệt phù hợp với các dự án nhỏ như hình ảnh web hoặc tài liệu in. 

Mặt khác, tệp PSB lại phù hợp với các dự án lớn hơn như áp phích và tranh tường,... Khi làm việc với nhiều chi tiết, định dạng PSB giúp bạn duy trì chất lượng hình ảnh mà không gặp tình trạng bị giảm thiểu.

Lợi ích khi sử dụng 2 định dạng

Dù là loại tệp nào thì cả PSD và PSB đều sở hữu những lợi ích cụ thể khiến chúng trở nên lý tưởng đối với những dự án nhất định. Việc hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa 2 định dạng này sẽ giúp người dùng chọn được cho mình định dạng phù hợp. Từ đó để bạn có thể làm việc một cách hiệu quả hơn trong Adobe Photoshop.

3. Cách chuyển đổi giữa PSD và PSB

Để thực hiện chuyển đổi giữa PSD và PSB trong Photoshop bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng. Theo đó để thực hiện chuyển đổi tệp PSD thành PSB bạn cần chọn vào tùy chọn “File” => “Save As…” => từ thanh menu thả xuống bạn nhấn chọn “PSB”. Điều này có tác dụng giúp bạn thực hiện chuyển đổi tệp thành PSB mà vẫn đảm bảo giữ nguyên tất cả các lớp và tính năng chỉnh sửa đã áp dụng cho tệp đó.

Tương tự, nếu như bạn muốn chuyển đổi tệp PSB sang PSD hãy thực hiện như sau: Chọn “File” => “Save As…” sau đó từ menu thả xuống bạn nhấn chọn “PSD”. Điều này sẽ giúp bạn thu nhỏ kích thước tệp đồng thời giảm số lớp để bạn có thể lưu phiên bản nhỏ hơn của dự án nhằm đảm bảo sự tương thích đối với các chương trình phần mềm khác.

Cách chuyển đổi giữa PSD và PSB

Quá trình chuyển đổi từ PSB sang PSD sẽ mất thời gian nếu như thiết kế của bạn có nhiều lớp và các chi tiết phức tạp. Vì thế bạn cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng để tránh việc bỏ đi các thông tin quan trọng trong các quá trình này.

Việc hiểu và chuyển đổi dễ dàng giữa các tệp PSD và PSB sẽ giúp bạn tạo được các dự án ở các định dạng khác nhau mà không cần phải lo lắng về vấn đề tương thích hay bị mất dữ liệu trong quá trình chuyển đổi.

4. Câu hỏi thường gặp

Khi tìm hiểu về tệp PSD và PSB có rất nhiều thắc mắc mà người dùng quan tâm. Sau đây là một số băn khoăn chung để giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về 2 loại tệp này: 

4.1. Cách dùng tệp PSB trong photoshop

Để sử dụng tệp PSB trong Photoshop khá đơn giản, bạn chỉ cần mở tệp trong Photoshop và thực hiện chỉnh sửa tệp tương tự như bất kỳ tệp hình ảnh nào khác. Bạn có thể cần điều chỉnh cài đặt để đảm bảo các lớp vẫn còn nguyên vẹn khi thay đổi hay lưu lại tệp. 

4.2. Tệp PSB có lợi ích gì?

Tệp PSB mang đến nhiều lợi ích vượt trội khiến chúng đặc biệt hữu ích đối với nhiều dự án khác nhau. PSB được đánh giá cao khi làm việc với hình ảnh nhiều lớp, đặc biệt là với những hình ảnh lớn và phức tạp. 

Tệp PSB có lợi ích gì

Tệp PSB có khả năng lưu trữ nhiều lớp vượt trội hơn những các định dạng tệp khác tới khoảng 10.000 lớp ở phiên bản Photoshop CS2 hay với các phiên bản cao hơn. Với tệp này bạn có thể lưu hình ảnh lớn hơn lên đến 30.000 pixel mỗi mặt, đây là điều mà tệp PSD không thể làm được.

4.3. Tệp PSB nên dùng làm gì?

Tệp PSB thường dùng đối với các dự án và phức tạp như đồ họa hay tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hoặc thiết kế web nhờ khả năng lưu kích thước hình ảnh lớn mà không làm giảm chất lượng. Nhờ vào khả năng lưu trữ nhiều lớp giúp định dạng này hữu ích khi làm việc với nhiều phiên bản của hình ảnh duy nhất.

4.4. PSD hay PSB tốt hơn?

PSD hay PSB tốt hơn phụ thuộc vào quy mô cũng như độ phức tạp của dự án, với những dự án nhỏ thì PSD sẽ phù hợp hơn bởi chúng dễ mở và dễ chỉnh sửa. Nếu bạn đang làm việc với hình ảnh lớn hơn hay thiết kế phức tạp thì nên chọn tệp PSB. Bởi loại tệp này giúp lưu nhiều lớp hơn với kích thước hình ảnh lớn hơn mà không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng hay chi tiết của bức ảnh.

PSD hay PSB tốt hơn

4.5. Có thể lưu tệp PSD thành PSB được không?

Bạn hoàn toàn có thể lưu tệp PSD thành PSB mà vẫn đảm bảo được mọi thông tin về thiết kế sẽ được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng kích thước của tệp, quá trình chuyển đổi này có thể làm giảm đi chất lượng hình ảnh. 

4.6. Tối đa hóa khả năng tương thích tệp PSD và PSB là gì?

Tối đa hóa khả năng tương thích của tệp PSD và PSB là tính năng trong Photoshop giúp bạn có thể lưu tài liệu ở bất kỳ định dạng nào mà vẫn đảm bảo tương thích với cả hai. Điều này đảm bảo khi tệp được mở chúng sẽ trông giống nhau cho dù định dạng ban đầu được lưu là gì.

Nhìn chung, cả tệp PSD và PSB đều có vai trò đặc biệt quan trọng trong thiết kế đồ họa. Việc người dùng hiểu rõ được sự khác biệt giữa hai loại tệp này sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng định dạng đối với dự án của mình. Là một người thiết kế bạn cần nắm vững kiến thức về PSD và PSB để tối ưu hóa quy trình làm việc, tận dụng tối đa các tính năng của phần mềm Photoshop. Đừng quên tham khảo nhiều bài viết khác của Sadesign để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình sử dụng Photoshop nhé!

 
 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.