Bạn đã bao giờ nhìn vào một thiết kế và tự hỏi tại sao nó lại cuốn hút đến vậy? Bí quyết nằm ở đâu? Có thể bạn chưa biết, nhưng tất cả đều bắt đầu từ… màu sắc. Hãy cùng SaDesign khám phá những nguyên lý màu sắc quan trọng giúp bạn tự tin tạo nên mọi bảng phối màu hoàn hảo nhé!
Màu sắc không chỉ đơn thuần là yếu tố trang trí hay làm đẹp, mà còn là một "ngôn ngữ thị giác" mạnh mẽ giúp truyền tải cảm xúc, thông điệp và câu chuyện đằng sau mỗi thiết kế. Dù bạn đang thiết kế logo, website, poster hay một bài thuyết trình, việc lựa chọn màu sắc đúng đắn có thể tạo nên sự khác biệt to lớn.
Trong thế giới kỹ thuật số và thiết kế đồ họa, 3 giây đầu tiên quyết định liệu người xem có tiếp tục ở lại với sản phẩm của bạn hay không. Màu sắc chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý.
Một banner quảng cáo với tông màu đỏ đậm sẽ nhanh chóng thu hút ánh nhìn giữa hàng trăm hình ảnh khác. Một sự thật thú vị đó là 90% quyết định mua hàng được đưa ra dựa trên cảm giác về màu sắc.
Màu sắc tươi sáng, nổi bật thường được sử dụng trong các chiến dịch marketing và quảng cáo để thu hút sự chú ý nhanh chóng.
Mỗi màu sắc đều mang theo một "ngữ nghĩa cảm xúc" riêng biệt. Chúng có khả năng kích thích cảm xúc và tác động đến tâm lý người xem một cách tinh tế.
Màu đỏ: Tượng trưng cho năng lượng, đam mê, và đôi khi là sự cảnh báo.
Màu xanh dương: Mang lại cảm giác tin tưởng, bình yên, phù hợp cho các thương hiệu liên quan đến tài chính và công nghệ.
Màu vàng: Đại diện cho sự vui vẻ, năng động, ấm áp và tích cực.
Màu sắc giúp tạo ra mối liên kết cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Khi màu sắc được sử dụng đúng cách, chúng có thể kích thích những kỷ niệm, cảm giác quen thuộc và sự đồng cảm từ người xem.
Màu sắc là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu dễ dàng được nhận diện và ghi nhớ. Một thương hiệu mạnh thường có hệ thống màu sắc nhất quán xuyên suốt trong tất cả các thiết kế của họ.
Mỗi màu sắc giống như một "người kể chuyện thầm lặng", mang trong mình những ý nghĩa và thông điệp sâu xa. Khi bạn biết cách phối màu và sử dụng màu sắc một cách hiệu quả, bạn có thể kể những câu chuyện tuyệt vời mà không cần dùng lời nói.
Có lẽ bạn đã từng nghe qua các thuật ngữ như màu cơ bản (primary colors), màu thứ cấp (secondary colors) và màu bậc ba (tertiary colors). Vậy chúng thực chất là gì? Chúng đóng vai trò gì trong bảng phối màu của chúng ta?
Màu cơ bản, màu thứ cấp và màu bậc ba đều là những thuật ngữ cơ bản trong nguyên lý màu sắc, cũng giống như bảng chữ cái ABC mà bất kỳ ai cũng phải thuộc lòng trước khi tập đánh vần. Nói như vậy để hiểu rằng cách phối màu đẹp phải bắt nguồn từ sự am hiểu về màu sắc trước tiên.
Như tên gọi của nó, màu cơ bản (primary colors) là các màu gốc mà bạn không thể tạo ra bằng cách kết hợp các màu với nhau. Bạn có thể hiểu màu cơ bản như số nguyên tố - con số không thể được tạo bởi phép nhân nào trừ số 1 và chính nó.
Các màu cơ bản trong bánh xe màu sắc bao gồm:
Khi pha trộn các màu cơ bản với nhau, bảng phối màu của bạn sẽ xuất hiện thêm các màu mới với các tông màu, sắc độ và sắc thái khác nhau (chúng ta sẽ nói về các thuật ngữ này trong phần dưới). Vậy thì các màu đó được gọi là gì? Câu trả lời ở ngay dưới đây.
Màu thứ cấp (secondary colors) chính là màu bạn nhận được khi kết hợp 2 hoặc cả 3 màu cơ bản phía trên cho bảng phối màu của bạn. Hãy nhìn vào bánh xe màu sắc dưới đây, bạn xác định được bao nhiêu màu thứ cấp?
Có 3 màu thứ cấp bạn có thể tìm thấy trên bánh xe màu sắc:
Khi tạo bảng phối màu, bạn hãy nhớ rằng các phép kết hợp trên chỉ cho ra đúng kết quả khi bạn sử dụng đúng tông màu (hue) của các màu cơ bản, bởi sự khác biệt trong các tông màu cơ bản sẽ dẫn đến sự chênh lệch tông màu thứ cấp trong bảng phối màu.
Màu bậc ba (tertiary colors) là màu sắc bạn nhận được khi pha trộn một màu cơ bản và một màu thứ cấp. Tuy nhiên, phép kết hợp màu sắc này không chỉ đơn giản là bạn chọn ngẫu nhiên một màu trong số 3 màu cơ bản và một màu trong số 3 màu thứ cấp. Đến đây, bạn có thể nhận thấy bảng phối màu của chúng ta đã trở nên phức tạp hơn một chút rồi đúng không? Vậy thì hãy cùng mình tìm hiểu về thành phần của màu bậc ba để hiểu tại sao màu sắc cũng kén chọn không kém gì con người nhé.
Sự kén chọn của màu bậc ba đến từ sự thật rằng không phải bất kỳ màu cơ bản nào cũng có thể kết hợp với một màu thứ cấp để tạo ra màu bậc ba. Ví dụ như màu đỏ (màu cơ bản) không thể pha trộn với màu xanh lá (màu thứ cấp), hay màu xanh dương (màu cơ bản) không thể pha trộn với màu cam (màu thứ cấp).
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể pha màu đỏ với màu xanh lá, hay màu xanh dương với màu cam cho bảng phối màu của mình. Tuy nhiên, màu xuất hiện trong bảng phối màu lúc này sẽ là một sắc nâu. Đó là lý do tại sao các sự kết hợp màu sắc này không được coi là hiệu quả (trừ khi màu nâu là những gì bạn tìm kiếm cho bảng phối màu của mình).
Các màu bậc ba chỉ có thể được tạo ra khi bạn pha trộn một màu cơ bản với màu thứ cấp đứng cạnh nó như trong hình phía dưới.
Như vậy, có tất cả 6 màu thứ cấp bạn có thể tạo ra cho bảng phối màu dựa vào điều kiện trên.
Giờ thì bạn đã biết đến các loại màu cơ bản, màu thứ cấp và màu bậc ba. Tuy nhiên, màu sắc trong thiết kế không chỉ dừng lại ở đó. Để tạo ra một bảng phối màu hoàn hảo, nhất là trên các thiết bị điện tử, bạn có thể tận dụng nhiều hơn là 12 màu sắc thuần chúng ta đã nhắc đến ở phần trên.
Tất cả các màu sắc với các sắc độ đậm nhạt đều được tổng hợp trong bánh xe màu sắc. Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với biểu đồ tròn này trong các bảng phối màu rồi đúng không nào? Trong bánh xe màu sắc, bạn sẽ tìm thấy tất cả các màu cơ bản, màu thứ cấp và màu bậc ba, được biểu diễn với các tông màu, sắc độ và sắc thái khác nhau. Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy các dải màu được sắp xếp theo thứ tự của một dải cầu vồng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).
Khi bạn cần tạo một bảng phối màu, bánh xe màu sắc sẽ giúp bạn tạo ra các màu đậm, nhạt, sáng tối khác nhau dựa trên màu gốc bằng cách pha trộn chúng với các màu trắng, đen và xám. Nhờ vậy, bảng phối màu của bạn sẽ trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Các thuật ngữ hue, tint, shade và tone là những gì bạn cần ghi nhớ cho bảng phối màu của mình. Đây đều là các thuật ngữ được sử dụng cực kì phổ biến trong thiết kế, tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt được ý nghĩa của chúng. Sự nhầm lẫn này là hoàn toàn dễ hiểu vì khi dịch sang Tiếng Việt, chúng ta không thể lột tả được 100% ý nghĩa của từ.
Vậy thì thay vì tập trung vào từ vựng, bạn hãy cùng mình tìm hiểu về bản chất của các thuật ngữ hue, tint, shade và tone trong bảng phối màu nhé!
Hue là tông màu, khác với color là màu sắc. Nói một cách chính xác thì một màu (color) được tạo nên bởi tất cả các thành phần như hue, tint, shade và tone. Tuy nhiên, bạn có thể coi hue là từ gần nhất với khái niệm màu sắc mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Lý do là vì hue tương ứng với 12 màu "chính" trên bánh xe màu sắc.
Hue là thuật ngữ bạn nhất định phải nhớ khi kết hợp màu sắc trong bảng phối màu. Như mình đã nói ở phần trên, nếu bạn không sử dụng đúng tông màu (hue) của các màu cơ bản, thì kết quả phép pha màu sẽ không phải chính xác là màu thứ cấp mà bạn cần cho bảng phối màu.
Có lẽ bạn có thể mường tượng được shade sẽ liên quan đến độ sáng và tối của hue. Thực chất, shade là kết quả bạn nhận được khi pha trộn một tông màu (hue) trong bảng phối màu với màu đen. Như vậy, các shade khác nhau được sử dụng để chỉ các mức độ màu đen bạn thêm vào cho một tông màu.
Ngược lại với shade là tint, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng phân biệt được 2 khái niệm này khi tạo bảng phối màu. Hiểu một cách đơn giản, nếu như shade là hue pha trộn màu đen, thì tint là hue pha trộn màu trắng.
Như vậy, một màu (color) bao gồm một dải nhiều shade và tint khác nhau. Bạn sẽ thấy rõ ràng điều đó trên bánh xe màu sắc.
Bạn có thể thêm màu đen vào một màu để tạo ra shade, thêm màu trắng để tạo ra tint, và thêm cả màu đen và màu trắng thì bạn sẽ nhận được tone cho bảng phối màu. Tone và saturation trên thực tế đều hướng đến cùng một đối tượng, nhưng chúng ta thường dùng saturation khi nói đến bảng phối màu trong các thiết kế đồ họa. Trong khi đó, tone sẽ được sử dụng trong các bảng phối màu khi vẽ tranh.
Màu sắc không chỉ là yếu tố trang trí, mà còn là công cụ mạnh mẽ để kể câu chuyện của bạn. Hiểu được nguyên lý màu sắc và biết cách áp dụng chúng vào thực tế sẽ giúp bạn không chỉ tạo ra những thiết kế đẹp mắt mà còn có khả năng truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn luôn tràn đầy cảm hứng sáng tạo!
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.