Kỹ thuật chụp ảnh thể thao
Có rất nhiều thách thức khi chụp ảnh thể thao bởi nó đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm, thiết bị, dụng cụ chụp ảnh cũng phải phù hợp và cộng thêm một chút may mắn. Tuy nhiên việc chụp ảnh này lại không có nhiều tài liệu hướng dẫn mà nó cần phải dựa vào sự luyện tập của bạn, sự thực tiễn từ đó mới tích lũy được kinh nghiệm chụp ảnh riêng cho mình và học hỏi kinh nghiêm từ những người đi trước.
Nội dung
- Đầu tiên bạn cần phải hiểu những gì mình sẽ chụp
- Bạn cần phải nắm rõ về việc tự động lấy nét và theo dõi về chủ đề mà mình hướng đến
- Sủ dụng tốc độ màn trập phù hợp với chủ đề
- Nên đầu tư vào các ống kính zoom khẩu lớn
- Bắt kịp những cảm xúc và sự tương tác của các vận động viên
- Đi vào thực tiễn, thực hành
Có rất nhiều thách thức khi chụp ảnh thể thao bởi nó đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm, thiết bị, dụng cụ chụp ảnh cũng phải phù hợp và cộng thêm một chút may mắn. Tuy nhiên việc chụp ảnh này lại không có nhiều tài liệu hướng dẫn mà nó cần phải dựa vào sự luyện tập của bạn, sự thực tiễn từ đó mới tích lũy được kinh nghiệm chụp ảnh riêng cho mình và học hỏi kinh nghiêm từ những người đi trước.
Trong bài viết này SaDesign xin chia sẻ đến các bạn về kỹ thuật chụp ảnh thể thao một cách đơn giản cho những người mới bắt đầu.
Đầu tiên bạn cần phải hiểu những gì mình sẽ chụp
Bạn cần nghiên cứu về luật chơi và xem qua những video của môn thể thao nào mà bạn muốn chụp. Khi bạn hiểu được và nó cũng dễ để bạn hình dung hơn về những bức ảnh của bạn, nó sẽ giúp bạn chuẩn bị được một kế hoạch về cách mà bạn sẽ chụp nó như thế nào.
Bạn cần phải nắm rõ về việc tự động lấy nét và theo dõi về chủ đề mà mình hướng đến
Tự động lấy nét bà theo dõi chủ thể là việc cực kỳ quan trọng đối một nhiếp ảnh gia trong lĩnh vực thể thao. Với việc tự động lấy nét sẽ đảm bảo được rằng đối tượng luôn được sắc nét, còn khi theo dõi chủ đề thì đó là việc bạn sẽ tập trung vào chủ thể mà mình muốn chụp chính xác hơn.
Đối với bộ môn thể thao thì bạn cần phải đặt chế độ tự động lấy nét liên tục như thế nó mới đảm bảo được đối tượng của bạn nằm trong vùng nét.
Với sự phát triển của nền kỹ thuật khoa học thì những máy ảnh hiện này đều có các tùy chọn theo dõi chủ thể độc quyền, nghĩa là nó sẽ tự phát hiện ra khuôn mặt, 3D tracking,... rất hữu ích với việc chụp ảnh thể thao.
3D tracking nó sẽ giúp bạn theo dõi được các đối tượng chuyển động nhanh ở trong các môn thể thao như: đua xe, vận động viên điền kinh, trượt băng, thể dục dụng cụ,... còn đối với việc phát hiện khuôn mặt thì nó sẽ rất hữu ích trong các môn thể thao chiến đấu.
Tuy nhiên, nếu máy ảnh bạn không có các chức năng nói trên thì cũng không sau, các bạn có thể chuyển điểm lấy nét ở giữa khung hình và tiếp tục theo dõi đối tượng một cách thủ công nhất.
Sủ dụng tốc độ màn trập phù hợp với chủ đề
Nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập chính xác thì đương nhiên bạn sẽ có được những bức ảnh tuyệt vời, bởi nó như là một chìa khóa để giúp bạn đóng băng sự chuyển động đó. Nếu như bạn đặt nó quá chậm thì bức ảnh của bạn chắc chắn sẽ bị nhòe. Và để đóng băng được sự chuyển động của con người trong bộ môn thể thao đó thì bạn cần cài đặt tốc độ màn trập ít nhất 1/400 giây và tốc độ của màn trập nó cũng phụ thuộc vào từng bộ môn thể thao.
Ví dụ với tốc độ của bộ môn thể thao nhảy cầu, một người rơi tự do như vậy thì bạn cần phải để tốc độ màn trập ít nhất là 1/1600. Hay với bộ môn bơi lội bạn muốn đóng băng cả những giọt nước thì tốc độ màn trập là 1/2000 giây.
Ngược lại, với tốc độ màn trập chậm thì bạn có thể sử dụng nó để minh họa sự chuyển động đó. Với tình huống như vậy thì tốc độ màn trập thường thấp khoảng 1 giây và nó được sử dụng để thấy được những vệt sáng chuyển động, trong khi đó nó vẫn giữ được lại các chi tiết.
Nên đầu tư vào các ống kính zoom khẩu lớn
Ngoài vấn đề khoảng cách giữa vận động viên và nhiếp ảnh gia luôn có sự thay đổi ra thì một điều cũng rất quan trọng đó chính là ánh sáng địa điểm. Chính vì thế, bạn cần phải có một ống kính zoom khẩu lớn phù hợp với tính linh hoạt và khả năng chụp được với điều kiện ánh sáng yếu, trong khi đó nó vẫn giữ được tốc độ màn trập nhanh.
Khi bạn mới đầu thì bạn nên sử dụng ống kính 70 - 200mmf2.8, bởi vì ống kính này nó nhẹ, và luôn có sẵn ở tất các nhà sản xuất ống kính lớn, mà giá thì cũng khá rẻ. Khẩu độ 2.8 sẽ rất tuyệt khi bạn sử dụng nó vào các tình huống thiếu ánh sáng và cần thêm khả năng zoom xa hơn, thì bạn chỉ có tehre sử dụng bộ chuyển đổi tele 1,4x.
Bắt kịp những cảm xúc và sự tương tác của các vận động viên
Những cảm xúc của sự chiến thắng, sự thất vọng, sự tương tác qua lại giữa các vận động viên đây chính là những khoảnh khắc rất quan trọng trong thể thao, bởi những cung bậc cảm xúc đó sẽ thể hiện được tất cả câu chuyện.
Bắt đầu từ thời điểm mà các vận động viên khởi động, quá trình thực hiện, rồi để những người ở lại sau khi đã giành được sự chiến thắng,.. Tất cả những điều đó bạn cần phải nắm bắt được những biểu hiện của mọi người cả trong và sau sự kiện.
Ngoài ra, việc chụp ảnh thể thao bạn cũng đừng nên tập trung chụp vào các vận động viên, bởi vì nguồn năng lượng lớn chính là những người huấn luyện viên, gia đình và cả người hâm mộ.
Đi vào thực tiễn, thực hành
Khi bạn càng thực hành nhiều thì bạn càng có nhiều kinh nghiệm hơn, và sẽ hoàn toàn tự tin vào khả năng chụp hình thể thao của mình. Một nhiếp ảnh chuyên nghiệp luôn dựa vào những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy, vì thế bạn cần luyện tập thường xuyên, nhất là đối với các nhiếp ảnh thể thao.
Để tích lũy kinh nghiệm thì bạn có thể tham gia vào hội, nhóm nhiếp ảnh gia để cơ hội tham gia vào các sự kiện thể dục thể thao, ở đó sẽ có rất nhiều nhiếp ảnh gia để bạn học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên không nên quá kỳ vọng cao vào lần đầu tiên chụp mà cần phải có sự kiên nhẫn.
Qua bài viết này của SaDesign bạn đã nắm rõ được cách chụp ảnh thể thao chưa? Hãy đi vào thực tiễn ngay để có nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Xem thêm Cách chụp ảnh tập thể đẹp với những mẹo đơn giản
Đăng ký kênh Youtube để học Photoshop Miễn Phí: ĐĂNG KÝ NGAY Bộ công cụ xử lý ảnh Photoshop chuyên nghiệp DOWNLOAD: ✅ SADESIGN PANEL ENGLISH: https://sadesignretouching.com/retouching/ ✅ SADESIGN PANEL VIET NAM: https://www.retouching.vn/