Kinh nghiệm mua máy ảnh DSLR
Máy ảnh DSLR được nhiều người lựa chọn bởi hiệu năng làm việc tốt, nhiều tùy chỉnh cài đặt cùng chất lượng ảnh vượt trội. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng máy ảnh DSLR khiến người dùng gặp khó khăn trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp. Vậy nên, trong bài viết này, SaDesign sẽ gợi ý cho bạn một vài kinh nghiệm mua máy ảnh DSLR.
Nội dung
Máy ảnh DSLR được nhiều người lựa chọn bởi hiệu năng làm việc tốt, nhiều tùy chỉnh cài đặt cùng chất lượng ảnh vượt trội. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng máy ảnh DSLR khiến người dùng gặp khó khăn trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp. Vậy nên, trong bài viết này, SaDesign sẽ gợi ý cho bạn một vài kinh nghiệm mua máy ảnh DSLR.
Trước khi đưa ra quyết định chọn mua máy ảnh DSLR, người dùng cần quan tâm tới các tiêu chí sau đây:
Tốc độ lấy nét, chụp
Như bạn đã biết, DSLR có khả năng lấy nét và chụp ảnh nhanh hơn bất kỳ một chiếc máy ảnh nào. Dòng máy càng cao thì khả năng lấy nét càng nhanh và ngược lại. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây nằm ở tốc độ chụp liên tiếp - tính năng cần thiết khi bạn có ý định ảnh thể thao hoặc thiên nhiên hoang dã. Bởi vậy, kinh nghiệm đầu tiên khi mua máy ảnh DSLR đó chính là chú ý tới thông số này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nhớ rằng bộ nhớ đệm (buffer) càng lớn thì máy có khả năng chụp nhiều hình trong một lần liên tiếp (burst).
Kích thước cảm biến
Máy ảnh chuyên nghiệp DSLR có cảm biến lớn và ống kính (lens) chất lượng sẽ giúp bạn có được những bức hình đẹp, bất kể là bao nhiêu “chấm”. Nếu bạn không có điều kiện để mua các thiết bị máy ảnh “đắt tiền” thì hãy kiểm tra kích cỡ cảm biến của DSLR và so sánh với kích thước của các dòng máy có cùng phân khúc.
Hiện nay, có 2 định dạng cảm biến đó là CCD và CMOS. Cảm biến CMOS được sử dụng phổ biến hơn cả bởi tiết kiệm pin đáng kể. Hơn nữa, bạn cũng cần chú ý đến thuật ngữ về kích cỡ cảm biến như APS - C và full - frame.
Số “chấm” trên máy ảnh DSLR
Máy ảnh DSLR có cảm biến Megapixel lớn không chỉ giúp ảnh của bạn có chất lượng tốt mà còn cho phép bạn thỏa mái cắt ảnh, in khổ lớn. Đại đa số các thiết bị máy ảnh hiện đại đều có độ phân giải trên 10 Megapixel nhưng máy ảnh DSLR thì đều có cảm biến độ phân giải từ 13 Megapixel trở lên. Do đó, bạn có thể in ảnh lên khung 33 x 48 cm và thậm chí là 40 x 60 cm.
Máy ảnh có cảm biến Megapixel càng lớn thì càng dễ zoom và chỉnh sửa trên Photoshop nhưng nó cũng không chắc chắn đảm bảo chất lượng ảnh sẽ tốt nhất. Máy ảnh có phân giải lớn sẽ chiếm nhiều dung lượng trên thẻ nhớ và làm cho tốc độ chụp liên tiếp chậm hơn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định chọn mua.
Hệ thống chống rung
Máy ảnh DSLR sử dụng một trong 2 hệ thống chống rung đó là chống rung quang học và chống rung cơ học. Và mỗi một thương hiệu lại có một cách đặt tên riêng cho hệ thống chống rung của mình. Ví dụ như “siêu ổn định ảnh” ( Super SteadyShot), “giảm dao động” (Vibration Reduction),....
Hệ thống chống rung cơ học thường được đặt ở trong thân máy, đem tới hiệu quả chống rung cao, hạn chế được rung cho ống kính khi chụp hay quay video. Còn với chống rung quang học thì chỉ giúp chống rung cho máy ảnh nào được tích hợp với công nghệ đó.
Các thương hiệu như Sony, Pentax, Olympus thường có xu hướng đặt chống rung ở thân máy, giúp người dùng dễ dàng lắp đặt bất kỳ loại ống kính tương tích vào máy mà không làm mất đi tính năng chống rung hình ảnh. Còn với thương hiệu Canon, Panasonic, Nikon thì lại áp dụng chống rung quang trên ống kính nên người dùng bắt buộc phải mua ống kính có khả năng chống rung thay vì loại ống kính thông thường.
Kích thước, trọng lượng và độ bền của máy ảnh DSLR
Máy ảnh kỹ thuật số DSLR có nhiều kích thước, trọng lượng khác nhau từ các mẫu siêu nhỏ gọn cho tới các dòng máy chuyên nghiệp, to, chắc và nặng. Nếu như bạn phải thường xuyên sử dụng máy trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiều bụi bẩn thì nên tìm kiếm các loại có vỏ ngoài được làm bằng hợp kim magie và có thêm hệ thống rung tự rũ bụi cho cảm biến thì càng tốt. Nhưng những sản phẩm có thêm tính năng rung tự rũ bụi cho cảm biến thì không hề rẻ.
Màn hình và chế độ ngắm
Nếu như trước đây, máy ảnh cơ DSLR chỉ có thể ngắm chụp qua ống ngắm quang nhưng ngày nay nhiều thiết bị đã cho phép người dùng ngắm chụp thông qua màn hình LCD. Khi sử dụng chế độ Live View trên máy ảnh DSLR nó sẽ khiến cho tốc độ chụp chậm hơn do thiết kế của máy là phải lật gương để sử dụng chế độ Live View nhưng lại phải lật để lấy nét và chụp. Với một số dòng máy cho phép lấy nét trên Live View cũng tương đối chậm. Đây cũng chính là lý do, lý giải vì sao các loại máy ảnh không gương lật được lựa chọn nhiều.
Trên thực tế, chế độ Live View đem tới nhiều lợi ích cho người dùng, giúp kiểm tra độ nét và chụp ở những vị trí, tư thế khó khăn. Một số loại máy ảnh DSLR mới hiện nay còn có màn hình xoay nên việc chụp trong các tư thế khó cũng dễ dàng hơn và bạn cũng có thể tự sướng với chiếc máy ảnh này.
Bộ nhớ của máy ảnh
Phần lớn các máy ảnh trên thị trường đều sử dụng thẻ nhớ chuẩn SD, một số máy có thể hỗ trợ 2 chuẩn mở rộng SDHC, SDXC. SDHC có dung lượng tối đa là 32GB, nó sẽ không tương thích với các thiết bị cũ sử dụng cổng SD. Còn SDXC cũng không tương tích với máy có cổng SD, SDHC cũ.
Một số dòng máy ảnh DSLR sử dụng MicroSD hoặc MicroSDHC (phiên bản cỡ nhỏ của thẻ SD). Việc mua và nâng cấp thẻ nhớ cũng khiến người dùng vô cùng khó chịu, do đó bạn nên nắm rõ chiếc máy của mình chuẩn bị mua. Tốt nhất nên lựa chọn loại thẻ SD/SDHC vì các loại thẻ này có thể dùng với nhiều loại máy ảnh.
Khả năng quay video
Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có tính năng quay video HD, chất lượng tốt nên nhiều người thường lựa chọn thiết bị này. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng hiệu ứng ống kính để quay video trên thiết bị DSLR. Video sẽ chiếm nhiêu dung lượng trên thẻ nhớ nên bạn cần phải chuẩn bị thẻ nhớ có dung lượng lớn.
Chế độ chụp liên tục
Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh trong các sự kiện thể thao, chụp trẻ em hay các mẫu có tốc độ chuyển động nhanh thì chế độ chụp liên tục ở tốc độ cao sẽ giúp bạn rất nhiều. Với chế độ này, bạn chỉ cần giữ cờ để chụp ảnh liên tiếp.
Số lượng ảnh bạn chụp được trong một lần chụp liên tục sẽ phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của máy. Bộ nhớ của máy ảnh DSLR đầy sẽ ảnh hưởng tới tốc độ chụp. Trong mọi trường hợp, máy ảnh DSLR phải chụp ít nhất 3 khung hình/giây ở độ phân giải cao của cảm biến.
Pin của máy ảnh DSLR
Pin sử dụng cho máy ảnh DSLR cũng khác nhau có máy sử dụng pin tiểu, có lại sử dụng pin sạc hoặc không sạc,...Thời lượng sử dụng của pin và giá của máy không tương đồng với nhau. Những loại máy có mức giá đắt thường tiêu tốn pin nhanh hơn so với các dòng máy giá rẻ hơn.
Định dạng file
Máy ảnh DSLR tạo ra các bức ảnh chụp định dạng RAW. File RAW cho phép bạn chỉnh sửa một cách thỏa mái khi sử dụng Lightroom hoặc trên Photoshop. Máy ảnh DSLR cũng tạo ra ảnh chụp định dạng JPEG nhưng chất lượng ảnh lại thấp hơn so với định dạng RAW.
Thương hiệu của máy ảnh
Theo kinh nghiệm chọn mua máy ảnh DSLR của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn nên lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu như Nikon, Canon, Sony. Đây là các thương hiệu được đánh giá cao trên thị trường. Khi chọn mua bạn cần phải chú ý đến các phụ kiện vì không phải sản phẩm nào cũng sẽ đi với phụ kiện đó.
Mong rằng với những nội dung trong bài viết trên đây về kinh nghiệm mua máy ảnh DSLR sẽ giúp ích bạn. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà bạn đưa ra quyết định chọn mua máy ảnh phù hợp. Nếu thấy bổ ích, đừng quên like và share bài viết này từ SaDesign bạn nhé.
Đăng ký kênh Youtube để học Photoshop Miễn Phí: ĐĂNG KÝ NGAY ============================ Bộ công cụ xử lý ảnh Photoshop chuyên nghiệp DOWNLOAD: ✅ SADESIGN PANEL ENGLISH: https://sadesignretouching.com/retouching/ ✅ SADESIGN PANEL VIET NAM: https://www.retouching.vn/