6 loại Filter máy ảnh mà nhiếp ảnh giá NÊN BIẾT
Filter máy ảnh được các tay chơi nhiếp ảnh sử dụng phù hợp để tạo ra rất nhiều những hiệu ứng độc đáo cho bức ảnh. Hiện nay có nhiều loại filter cho ra những hiệu ứng riêng có. Cùng Sadesign tham khảo một số filter máy ảnh được sử dụng phổ biến #1 hiện nay nhé.
Nội dung
- 1. Filter máy ảnh là gì?
- 2. Cách chọn Filter phù hợp với ống kính
- 3. Nên chọn filter máy ảnh hãng nào?
- 4. Phân loại filter máy ảnh
- 4.1. Filter UV là gì? Tác dụng của Filter UV?
- 4.2. Filter ND là gì? Sử dụng như thế nào?
- 4.3. Filter CPL là gì? Sử dụng như thế nào?
- 4.4. Filter GND là gì? Có giống ND Filter không?
- 4.5. Filter Macro là gì? Có tốt không?
- 4.6. Filter Star là gì?
Filter máy ảnh được các tay chơi nhiếp ảnh sử dụng phù hợp để tạo ra rất nhiều những hiệu ứng độc đáo cho bức ảnh. Hiện nay có nhiều loại filter cho ra những hiệu ứng riêng có. Cùng SaDesign tham khảo một số filter máy ảnh được sử dụng phổ biến #1 hiện nay nhé.
1. Filter máy ảnh là gì?
Filter máy ảnh hay còn được gọi là kính lọc. Đây là một thiết bị chuyên dụng để gắn vào ống kính của máy ảnh với mục đích thu được những hiệu ứng độc đáo hoặc bảo vệ ống kính.
Một số lớp tráng (coating) được phủ bên trên các tấm kính, tùy loại kính và mục đích dùng mà có thể cho các hiệu ứng như trời xanh, các sắc độ ấm hơn, giảm lóa,...
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại filter máy ảnh khác nhau. Tùy mong muốn về bức ảnh mà bạn sẽ lựa chọn kính lọc phù hợp.
2. Cách chọn Filter phù hợp với ống kính
Thị trường kính lọc máy ảnh hiện đang rất sôi động với sự xuất hiện của nhiều loại filter khác nhau. Mỗi dòng lại có size khác nhau, cho nên để chọn được filter phù hợp cho ống kính của mình thì bạn cần biết size vòng kính lọc. Hãy nhìn vào thông số kỹ thuật của ống kính để biết nhé. Bạn chỉ việc lưu ý con số nằm bên cạnh biểu tượng phi Φ, đây chính là kích thước filter mà bạn cần mua.
Bạn cũng có thể lắp kính lọc lớn hơn vòng trước của ống kính bằng cách dùng vòng nâng cấp để lens của bạn tương thích với filter lớn hơn.
Độ dày của filter cũng quan trọng, nhất là khi bạn dùng với ống kính góc rộng. Có một số loại filter máy ảnh siêu mỏng được thiết kế nhằm hạn chế hiện tượng viền đen. Tuy nhiên loại filter này thường khá đắt và không cho phép gắn thêm filter khác vào bên trên, thậm chí nắp ống kính cũng không dùng được.
3. Nên chọn filter máy ảnh hãng nào?
Các hãng filter máy ảnh rất đa dạng, tuy nhiên không phải loại nào cũng chất đâu nhé. Dưới đây là một số hãng được các chuyên gia, người chơi máy ảnh đánh giá cao, recommend.
Nếu điều kiện cho phép thì bạn hãy chọn Filter B+W chính hãng. Những em này thường có giá khá “chát” khoảng 2 triệu cho size 77mm.
Dòng bình dân hơn thì bạn có thể chọn Filter Hoya. Đây là brand chuyên sản xuất thiết bị quang học của Nhật. Phổ giá rộng, dao động từ >600.000 đồng.
Bạn hãy mua filter ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chính hãng, đừng mua hàng fake với giá chỉ vài chục nghìn nhé. Nó sẽ không đảm bảo hiệu ứng cũng như khả năng bảo vệ lens đâu.
4. Phân loại filter máy ảnh
Filter máy ảnh hiện có nhiều loại, dưới đây là một số dòng filter được dùng phổ biến hiện nay.
4.1. Filter UV là gì? Tác dụng của Filter UV?
Filter UV là dòng kính lọc máy ảnh được dùng phổ biến nhất hiện nay. Bộ lọc quang này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím truyền vào ống kính giúp nâng cao chất lượng ảnh, tránh hư hỏng film, sensor cũng như ảnh.
Ngoài ra, kính lọc này còn có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn lọt vào ống kính, tránh trầy xước mặt kính.
Bộ lọc UV được đánh giá là hiệu quả nhất cho dòng máy film vì film dễ bị ảnh hưởng với tia UV, hơn là cảm biến. Thực tế, nhiều người đánh giá là bộ lọc UV hiện nay không có mấy tác dụng cho dòng máy kỹ thuật số vì cảm biến ít bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, bộ lọc này có hạn chế là làm giảm chất lượng ảnh khi ở dưới những nguồn sáng mạnh như mặt trời, đèn nhân tạo. Nó sẽ hình thành những vệt lóe và bóng mờ trên ảnh, đôi khi còn xuất hiện ảo ảnh của chủ thể ở trên góc.
4.2. Filter ND là gì? Sử dụng như thế nào?
Filter ND có tên tiếng Anh là Neutral Density. Đây là dòng kính lọc quang học chuyên dụng cho máy ảnh có tác dụng làm giảm cường độ sáng tới sensor của máy ảnh, giúp ta kéo dài thời gian chụp dưới nguồn ánh sáng mạnh. Bạn có thể hiểu đơn giản filter ND như 1 chiếc kính râm, cho phép máy ảnh chụp an toàn dưới nắng.
Tùy loại ND Filter mà nó có thể giảm sáng từ 10 đến 1000 cường độ sáng. Giúp người dùng chụp với tốc độ rất chậm dù trời vẫn chói nắng. Bộ lọc này rất thích hợp khi chụp thác nước, sông suối, mây bay vì sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động mềm mại.
4.3. Filter CPL là gì? Sử dụng như thế nào?
CPL là viết tắt của cụm từ Circular Polarizing Filter có nghĩa là kính lọc phân cực tròn. Đây là một loại kính lọc chuyên dụng cho máy ảnh với khả năng hiệu chỉnh hướng ánh sáng đi qua ống kính, từ đó giúp kiểm soát, loại bỏ các tia sáng phản xạ, nâng cao chất lượng hình ảnh.
Filter máy ảnh này rất thích hợp khi dùng để chụp ảnh phong cảnh.
Filter CPL có thể điều chỉnh được độ đậm nhạt của bầu trời, thay đổi tone màu ảnh theo ý muốn của người chụp. Kính lọc này giúp tạo hiệu ứng lung linh cho ảnh phong cảnh, giúp những bức thêm ảnh độc đáo và ấn tượng.
Lưu ý, CPL có thể làm giảm lượng ánh sáng vào ống kính, cho nên bạn có thể phải tăng tốc độ màn trập hay dùng ISO cao hơn khi sử dụng.
4.4. Filter GND là gì? Có giống ND Filter không?
GND có tên đầy đủ là Gradual Neutral Density, nó được ra đời để khắc phục những hạn chế của filter ND.
Cụ thể, ND filter tròn có những hạn chế khi chụp ảnh phong cảnh như vùng trời rất sáng nhưng tiền cảnh khá tối. Nhược điểm này được khắc phục bởi GND Filter hình vuông với kết cấu nửa trắng nửa đen với vùng chuyển ở giữa.
GND filter khác với ND filter ở điểm là GND giúp làm giảm ánh sáng giảm dần từ trên xuống dưới(trái qua phải tùy thuộc vào cách đặt filter).
GND lại được chia thành 3 loại:
-
Hard-Edge GND: loại này có 1 nửa kính lọc màu xám, nửa còn lại là kính trắng trong. Hai nửa phân chia rõ ràng có tác dụng để cân bằng cảnh có độ tương phản cao, ánh sáng rõ ràng.
-
Soft Edge GND: kính lọc này cho độ chuyển đổi mượt giữa vùng tối, vùng trắng trong của bộ lọc.
-
Reverse GND: nó chuyên dụng để chụp ảnh bình minh, hoàng hôn. Bộ lọc này chuyển dần từ vùng tối sang vùng tối hơn và ánh sáng rõ sẽ ở nửa dưới tiền cảnh.
4.5. Filter Macro là gì? Có tốt không?
Filter Macro là ống kính một tiêu cự chuyên dùng để có thể cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần.
Bạn có thể hiểu đơn giản nó là 1 chiếc kính lúp khi cho khả năng phóng đại hình ảnh chủ thể. Bạn sẽ có được ảnh lớn hơn nhiều so với tình trạng thực tế của ống kính.
Thực tế thì ống kính macro có giá thành cao, thay vì mua ống kính chuyên dụng thì bạn có thể mua filter macro.
Tùy vào mức độ phóng đại +1 đến +10 mà ảnh chụp sẽ nhận được kết quả tương ứng. Phần lớn kính lọc Macro có chất lượng rất thấp. Màu sắc và độ tương phản khi qua kính lọc bị giảm rất nhiều so với chất lượng lúc đầu của ống kính.
Nếu bạn có điều kiện thì lens macro là tối ưu nhất. Nhưng filter macro là tốt nhất cho những người có kinh phí hạn hẹp.
4.6. Filter Star là gì?
Filter Star của máy ảnh cho phép tạo ra những ánh đèn lấp lánh cánh sao vô cùng đẹp mắt.
Bề mặt Start Filter có thiết kế cắt rãnh đan xen tùy thuộc vào số lượng cánh sao cho ra những hiệu ứng sao.
Bạn hãy gắn kính lọc này vào phía trước ống kính, sau đó xoay kính lọc để có hiệu ứng như mong muốn. Bạn cũng có thể đổi loại khác với lượng cánh sao hợp với nhu cầu sử dụng.
Trên đây là tổng hợp một số filter máy ảnh được dùng nhiều nhất hiện nay. Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn hãy lựa chọn kính lọc phù hợp để có bức ảnh đẹp nhất.
Thông tin liên hệ cài đặt và hỗ trợ
Công Ty TNHH Phần Mềm SADESIGN
📞 Hotline/Zalo: 0868 33 9999