Canva Có Phải Lựa Chọn Tốt Nhất? Những Hạn Chế Cần Lưu Ý

25/10/2024 341

Canva đã trở thành một trong những công cụ thiết kế phổ biến nhất hiện nay, nhờ vào giao diện dễ sử dụng và kho mẫu đa dạng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ đều hoàn hảo, và Canva cũng có những điểm yếu cần lưu ý. Bạn có đang tự hỏi liệu Canva có phải là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình? Hãy cùng SaDesign khám phá những hạn chế của nó trước khi bạn đưa ra quyết định nhé.

Canva Có Phải Lựa Chọn Tốt Nhất? Những Hạn Chế Cần Lưu Ý

Canva là công cụ thiết kế phổ biến, nhưng liệu nó có những hạn chế gì? Đọc ngay bài viết đưới đây để biết rõ các nhược điểm và cân nhắc trước khi sử dụng bạn nhé.

 

1. Canva là gì?

Canva là một công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến, giúp người dùng dễ dàng tạo ra các ấn phẩm truyền thông mà không cần kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp. Được thành lập vào năm 2013, Canva cung cấp một giao diện kéo-thả thân thiện, cho phép người dùng thiết kế mọi thứ từ: Ảnhmạng xã hội, Poster, Logo, Banner, Bài thuyết trình, Video ngắn, và nhiều loại tài liệu khác.

 

 

Canva hiện là một trong những công cụ thiết kế đồ họa phổ biến nhất trên toàn cầu. Tính đến năm 2024, Canva đã có hơn 135 triệu người dùng hàng tháng trên hơn 190 quốc gia. Nền tảng này ngày càng được ưa chuộng nhờ tính dễ sử dụng và khả năng phục vụ đa dạng nhu cầu từ thiết kế cá nhân đến chuyên nghiệp. Đối tượng mà canva hướng đến rất đa dạng: doanh nghiệp nhỏ và startup, người làm nội dung online, giáo viên và sinh viên, nhân viên văn phòng, nhà thiết kế,...

Với sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội, Canva trở thành công cụ chính để tạo ra nội dung số, từ bài đăng trên Instagram, Facebook đến hình ảnh trên YouTube hay blog. Người dùng hiện nay chủ yếu chọn Canva vì giao diện trực quan, thao tác dễ dàng, và không đòi hỏi kỹ năng thiết kế chuyên sâu.

2. Ưu điểm của Canva

2.1. Giao diện dễ nhìn 

Giao diện của Canva được thiết kế để thân thiện với người dùng, ngay cả đối với những người mới bắt đầu. Với cấu trúc đơn giản và tính năng kéo-thả, người dùng có thể dễ dàng chọn và thay đổi các yếu tố như văn bản, hình ảnh, màu sắc chỉ bằng vài cú nhấp chuột kéo nội dung vào các thiết kế có sẵn.

Tất cả các công cụ cần thiết đều được sắp xếp gọn gàng và dễ tìm kiếm, giúp quy trình thiết kế trở nên nhanh chóng và không đòi hỏi nhiều kỹ năng kỹ thuật. Điều này đặc biệt hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, cho phép họ tạo ra các sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp mà không cần thuê ngoài.

2.2. Kho mẫu thiết kế phong phú

 

 

Canva sở hữu một kho mẫu thiết kế phong phú với hàng ngàn mẫu có sẵn, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như bài đăng mạng xã hội, infographic, poster, logo, thuyết trình, video ngắn và nhiều ấn phẩm khác. Các mẫu này được phân loại rõ ràng, dễ dàng tìm kiếm theo chủ đề, ngành nghề, hoặc sự kiện cụ thể.

Ngoài ra, các mẫu trong Canva luôn được cập nhật thường xuyên để đáp ứng xu hướng thiết kế mới, giúp người dùng dễ dàng tạo ra các sản phẩm sáng tạo và bắt mắt chỉ trong vài phút. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn mang lại sự linh hoạt cho các ý tưởng thiết kế.

2.3. Hỗ trợ lưu file dưới nhiều định dạng

Canva hỗ trợ xuất file dưới nhiều định dạng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Cụ thể, bạn có thể tải xuống các thiết kế dưới dạng:

  • Hình ảnh: PNG, JPG
  • Tài liệu: PDF tiêu chuẩn và PDF in ấn chất lượng cao
  • Video: MP4
  • Hoạt hình: GIF

​2.4. Khả năng lưu trữ trên đám mây

Canva cho phép người dùng lưu trữ tất cả các thiết kế trên đám mây, giúp truy cập dễ dàng từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tiếp tục công việc thiết kế dù đang sử dụng máy tính, máy tính bảng, hay điện thoại.

Tính năng lưu trữ đám mây này không chỉ giúp người dùng tránh mất dữ liệu mà còn cho phép chia sẻ và cộng tác dễ dàng với người khác, bất kể khoảng cách địa lý. Bạn cũng có thể sắp xếp các dự án trong các thư mục riêng biệt để quản lý và tìm kiếm nhanh chóng.

​3. Những hạn chế khi sử dụng Canva

3.1. Hạn chế dùng ảnh bên ngoài 

Canva yêu cầu tải ảnh lên từ thiết bị trước khi chỉnh sửa, khi bạn sử dụng quá nhiều ảnh bên ngoài, thì sẽ khiến web có tình trạng bị chậm, đứng thậm chí là lỗi đặc biệt khi mạng internet không ổn định. Điều đó dẫn đến dung lượng của bạn sẽ hết khi bạn sử dung quá nhiều.

Ảnh bên ngoài tải lên đôi khi không đồng bộ với màu sắc và phong cách của mẫu có sẵn trên Canva, sẽ làm cho thiết kế mất tính nhất quán. Trong một số trường hợp, khi tải ảnh bên ngoài lên Canva, chất lượng ảnh có thể bị giảm, làm ảnh hưởng đến độ sắc nét khi thiết kế hoặc in ấn.

3.2. Upload nhiều font chữ 

 

 

Khi bạn tải lên quá nhiều font chữ có thể khiến Canva hoạt động chậm hơn, đặc biệt khi mở và chỉnh sửa các dự án lớn, làm giảm hiệu suất làm việc . Bạn sẽ gặp khó khăn khi mà có quá nhiều font chữ được tải lên, việc tìm kiếm và chọn font phù hợp sẽ mất thời gian, dẫn đến mất thời gian trong quá trình thiết kế.

Thêm vào đó, một số font chữ tải lên có thể không hiển thị đúng cách trên tất cả các thiết bị hoặc khi chia sẻ thiết kế với người khác, làm cho  Canva xảy ra tình trạng hiển thị không đồng nhất.

3.3. Hạn chế tìm kiếm bằng Tiếng Việt 

 

 

Kho tài nguyên của Canva chủ yếu hướng đến người dùng quốc tế, nên chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam vì vậy  so với tìm kiếm bằng tiếng Anh, khi bạn nhập từ khóa bằng Tiếng Việt, số lượng mẫu thiết kế và yếu tố (ảnh, biểu tượng, font chữ) hiển thị thường ít hơn. Điều này yêu cầu bạn cần có cơ bản về Tiếng Anh  sử dụng Canva 1 cách hiệu quả nhất.


Ở ví dụ trên, bạn đang muốn tìm các kho tài nguyên về hinh người que. Nếu bạn tìm kiếm " Hình người que" thì kết quả Canva trả về trả bạn sẽ thiếu độ chính xác, ít kết quả thậm chí bạn có thể không hình mẫu mà bạn muốn tìm. Thế nên thay vì tìm bằng Tiếng Việt bạn tìm kiếm "stickman" hoặc "tick figure" kết quả trả về cho bạn nguồn tài nguyên mẫu phong phú, hiển thị nhiều kiểu dáng đa dạng hoặc các tư thế người que khác nhau, phù hợp với mục đích thiết kế của bạn.

3.4. Giới hạn trong việc chỉnh sửa video 

Canva chỉ cung cấp các tính năng chỉnh sửa video cơ bản như cắt ghép, thêm văn bản, hiệu ứng chuyển cảnh và nhạc nền. Nếu bạn cần chỉnh sửa nâng cao như điều chỉnh màu sắc chi tiết, ghép nhiều lớp video, hoặc sử dụng các hiệu ứng đặc biệt, Canva có thể không đáp ứng được.

 

 

Về giới hạn thời lượng, Canva chỉ giới hạn tải đến 30 trang. Tức là nếu bạn làm đến trang 31 thì video tải về sẽ rớt mất cái trang 31 đó. Điều này gây khó khăn khi tạo ra các video dài như video hướng dẫn hoặc bài giảng trực tuyến.

Chất lượng video xuất ra từ Canva chỉ hỗ trợ xuất video ở độ phân giải 1080p và thêm nữa nhạc trên Canva hay dính bản quyền nên nếu bạn muốn sử dụng thì phải liên kết kênh youtube để tránh bị dính bản quyền.

Nếu bạn cần tạo ra các video đơn giản, Canva có thể là lựa chọn tiện lợi. Tuy nhiên, với các yêu cầu chỉnh sửa nâng cao hoặc chuyên nghiệp, bạn có thể cần đến các phần mềm chuyên dụng như Adobe Premiere, hoặc CapCut.

3.5. Không đồng nhất được size ảnh 

Canva không cho phép sử dụng nhiều kích thước ảnh trên cùng một tab (trang thiết kế). Trên một trang, tất cả các yếu tố và ảnh phải tuân theo kích thước mà canva đã được chọn từ đầu, và bạn không thể thay đổi kích thước trang giữa chừng. Canva chủ yếu được thiết kế để tạo ra các thiết kế đồng nhất, do đó, nếu bạn  cần thiết kế đa dạng hơn, thì phải  kết hợp thêm với các công cụ chỉnh sửa khác.

4. Đối tượng người dùng Canva

Người Mới Bắt Đầu Làm Thiết Kế

  • Canva là lựa chọn lý tưởng cho người mới, không có kinh nghiệm thiết kế.
  • Giao diện kéo-thả dễ sử dụng cùng với hàng ngàn mẫu thiết kế giúp người dùng dễ dàng tạo ra các sản phẩm thiết kế cơ bản mà không cần học các kỹ năng phức tạp.

 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ

  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường sử dụng Canva để tạo nội dung quảng cáo, banner, tài liệu tiếp thị, và các thiết kế phục vụ truyền thông xã hội.
  • Canva cung cấp nhiều mẫu thiết kế chuyên nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp này.

Marketer và Nhà Quản Lý Truyền Thông Xã Hội

  • Các marketer và nhà quản lý truyền thông xã hội thường sử dụng Canva để tạo bài đăng hấp dẫn, thiết kế quảng cáo trực tuyến, và quản lý hình ảnh thương hiệu trên mạng xã hội.
  • Canva cho phép tạo hình ảnh bắt mắt mà không cần phải thuê nhà thiết kế chuyên nghiệp.

 

 

Giáo Viên và Học Sinh

  • Canva là công cụ hỗ trợ giáo viên trong việc tạo bài giảng, tài liệu giảng dạy, bài thuyết trình, và bài kiểm tra trực quan.
  • Học sinh cũng có thể sử dụng Canva để tạo bài thuyết trình, dự án nhóm, và các tài liệu học tập một cách sáng tạo.

Nhà Sáng Tạo Nội Dung và YouTuber

  • Nhà sáng tạo nội dung, blogger, và YouTuber sử dụng Canva để tạo hình ảnh thumbnail, hình ảnh mô tả, bìa video, và các hình ảnh truyền thông khác nhằm thu hút sự chú ý từ người xem.

 Nhóm Làm Việc Cộng Tác

  • Canva có tính năng làm việc nhóm, cho phép nhiều thành viên cùng chỉnh sửa một dự án thiết kế.
  • Điều này đặc biệt hữu ích với các nhóm truyền thông hoặc dự án yêu cầu sự hợp tác của nhiều người trong cùng một tài liệu.

Nhà Kinh Doanh Online và Freelancer

  • Những người bán hàng online, chủ cửa hàng e-commerce, và freelancer có thể dùng Canva để tạo các tài liệu quảng cáo, hình ảnh sản phẩm, và nội dung truyền thông xã hội để thu hút khách hàng.

Nhiếp Ảnh Gia và Nhà Thiết Kế

  • Mặc dù Canva không phải là công cụ chính của các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế chuyên nghiệp, họ vẫn có thể sử dụng Canva để tạo các ấn phẩm tiếp thị hoặc dự án thiết kế đơn giản mà không cần phải dùng phần mềm phức tạp hơn.

5. Kết luận 

Canva phù hợp với đa dạng đối tượng, từ người mới bắt đầu, doanh nghiệp nhỏ, đến những người sáng tạo nội dung. Hãy dựa trên nhu cầu cụ thể của mình để quyết định xem Canva có phải là công cụ tối ưu cho bạn hay không. Bài viết  trên mong rằng SaDesign đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các hạn chế của Canva, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn công cụ thiết kế.

 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.