Nhiều người hay so sánh Camera Raw và Lightroom vì chúng có nhiều sự đồng điệu. Tuy nhiên, ngoài những nét tương đồng, cả 2 vẫn có những thế mạnh riêng tạo nên sự độc đáo của mình. Sau đây hãy cùng SaDesign khám phá thêm về Camera Raw và Lightroom nhé.
Camera Raw và Lightroom đều nổi bật trong vấn đề xử lý ảnh RAW. Mặc dù cả hai đều cung cấp các công cụ để chỉnh sửa ảnh, nhưng chúng có mục đích sử dụng và khả năng khác nhau.
File RAW là tệp chứa dữ liệu hình ảnh thô chụp bởi sensor của máy ảnh, hiểu đơn giản thì RAW là file ảnh gốc được chụp bởi máy ảnh kỹ thuật số. Những bức ảnh RAW là ảnh chưa hề được xử lý, chỉnh sửa. Để làm việc với dạng file này, chúng ta cần dùng Adobe Lightroom hay Adobe Photoshop.
Adobe Camera Raw (viết tắt là ACR) là một plugin được tích hợp sẵn ở trong Photoshop. Nó xuất hiện từ phiên bản Adobe Photoshop CC 2023 trở lên. Công cụ này giúp người dùng chỉnh sửa ảnh RAW vô cùng mạnh mẽ, mượt mà.
Với Camera Raw, người dùng có thể hiệu chỉnh màu sắc, blend màu, làm trắng da cùng rất nhiều tính năng hữu ích khác.
Lightroom là một phần mềm chỉnh sửa ảnh và quản lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp được phát triển bởi Adobe.
Lightroom có đầy đủ các tính năng hiệu chỉnh hình ảnh từ cắt xén ảnh, chỉnh sửa màu sắc,.... Các tính năng phổ rộng từ cơ bản cho đến nâng cao, cung cấp bộ công cụ vô cùng mạnh mẽ để chỉnh sửa ảnh. Lightroom có cả phiên bản cho máy tính và thiết bị di động, giúp người dùng linh hoạt khi sử dụng.
Cả Camera Raw và Lightroom đều được phát triển bởi Adobe, có lẽ vì thế mà các quy trình chỉnh sửa hay công năng của chúng khá giống nhau, giúp cho người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng linh hoạt giữa hai phần mềm.
Cả 2 đều hỗ trợ việc chỉnh sửa ảnh tối ưu nhất, chuyên nghiệp nhất.
Đều nổi bật với khả năng làm việc với ảnh RAW.
Điểm khác nhau lớn nhất chính là Lightroom là một phần mềm riêng biệt của Adobe, còn Camera RAW lại là một công cụ tích hợp trong Photoshop của Adobe. So ra thì phạm vi của Camera RAW nhỏ hơn. Ngoài ra, Camera Raw và Lightroom còn có nhiều điểm khác nhau như sau:
Camera Raw: Giao diện của Camera Raw với khả năng chỉnh sửa từng ảnh một, mang lại cho người dùng trải nghiệm chi tiết. Nhờ các thanh điều khiển đầy đủ, nhiếp ảnh gia có khả năng kiểm soát mọi chi tiết của ảnh. Từ đó có thể thấy đây là một phần mềm chuyên dụng phù hợp với các nhiếp ảnh gia, hay những người dùng chuyên nghiệp.
Lightroom: Có một giao diện thiết kế giúp tối ưu hóa quá trình quản lý ảnh. Với giao diện có thể sẽ khó sử dụng cho người mới bắt đầu chỉnh sửa ảnh.
Camera Raw: Camera Raw chủ yếu tập trung vào việc chỉnh sửa ảnh, không cung cấp nhiều tính năng quản lý ảnh và tổ chức. Vậy có là người dùng sẽ phải tự quản lý các tệp sau khi chỉnh sửa ảnh, xuất file.
Lightroom: Đây là một hệ thống quản lý hình ảnh toàn diện. Bạn có thể tạo danh mục, bộ lọc, giúp quản lý và tìm kiếm hình ảnh dễ dàng hơn. Như vậy với những người có thư viện ảnh lớn thì đây là công cụ lý tưởng.
Cả hai ứng dụng đều cung cấp nhiều công cụ chỉnh sửa cơ bản để có thể dễ dàng cải thiện hình ảnh. Mỗi chương trình đều có một bộ điều chỉnh được đánh giá là khá giống nhau.
Camera Raw: Tập trung vào việc chỉnh sửa cơ bản như độ tương phản, độ sáng,... Đây là lựa chọn tốt cho những người muốn kiểm soát từng chi tiết và các điểm nhấn của ảnh.
Lightroom: Cung cấp nhiều công cụ chỉnh sửa mạnh mẽ, từ cơ bản đến chuyên sâu. Người dùng cũng có thể sử dụng tính năng cài đặt trước để nhanh chóng áp dụng các hiệu ứng đã được tối ưu hóa. Việc tự động hoá các quy trình chỉnh ảnh sẽ giúp người dùng làm việc nhanh và tiện dụng hơn.
Camera Raw mạnh mẽ trong việc chỉnh sửa chi tiết ảnh như Tone Curve, HSL, Noise Reduction, và Sharpening, với tính năng Blend If cho phép chỉnh sửa vùng sáng tối chính xác. Nó hoạt động trong Photoshop và không có tính năng quản lý ảnh.
Lightroom cung cấp các công cụ chỉnh sửa nâng cao tương tự như Camera Raw, nhưng dễ sử dụng hơn với Adjustment Brush, Graduated Filter, Radial Filter, và tính năng Range Masking. Bên cạnh đó, Lightroom còn hỗ trợ quản lý ảnh, chỉnh sửa ảnh hàng loạt nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Cả Camera Raw và Lightroom đều đưa ra kết quả giống hệt nhau khi tiến hành đọc tệp RAW. Vì vậy, bất kỳ chương trình nào người dùng sử dụng trong hai chương trình này chắc chắn sẽ mang lại những hình ảnh tuyệt vời.
Camera Raw: Yêu cầu người dùng tự quản lý dữ liệu và ảnh, không cho phép tích hợp tính năng đồng bộ hóa và di động.
Lightroom: Giúp đồng bộ hóa dữ liệu trên mọi thiết bị hay tích hợp chặt chẽ với Adobe Creative Cloud. Bạn có thể tiếp tục công việc trên điện thoại và chỉnh sửa ảnh ngay trên máy tính mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Khi quyết định sử dụng Camera Raw hay Lightroom, nên xem xét các nhu cầu và ưu tiên cá nhân của bản thân.
Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia hay là một người quan tâm đến việc chỉnh sửa các chi tiết và kiểm soát tối đa từng pixel của ảnh, Camera Raw có thể là lựa chọn phù hợp.
Ngược lại, nếu bạn cần một công cụ mạnh mẽ không chỉ để chỉnh sửa mà còn để quản lý thư viện ảnh lớn thì Lightroom là sự chọn lựa hiệu quả.
Nếu công việc của bạn đòi hỏi cả hai khía cạnh, việc kết hợp Camera Raw và công cụ Lightroom có thể là giải pháp tốt nhất. Bạn có thể sử dụng Camera Raw để chỉnh sửa chi tiết, tinh chỉnh theo ý muốn và khi đó thì Lightroom sẽ hỗ trợ bạn trong việc tổ chức, quản lý và đồng bộ hóa ảnh trên nhiều thiết bị.
Tùy thuộc vào lối làm việc cũng như mục tiêu cụ thể của bạn, việc thử nghiệm cả hai công cụ sẽ giúp bạn xác định được ứng dụng nào phù hợp nhất với nhu cầu chỉnh sửa và quản lý ảnh của bạn. Điều này sẽ giúp người dùng tối ưu hóa quá trình làm việc và đạt được kết quả mong muốn trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp của mình.
Ngoài Camera Raw và Lightroom, bạn có thể sử dụng một số ứng dụng thay thế với công năng tương tự như sau:
Adobe Bridge là sản phẩm của bộ ứng dụng Adobe Creative Cloud, được sáng tạo ra với vai trò kho lưu trữ. Adobe Bridge còn được biết đến như một người quản lý những sản phẩm truyền thông kỹ thuật số, được liên kết trực tiếp với Photoshop cũng như các phần mềm sáng tạo khác của Adobe System.
Adobe Bridge sẽ giúp tổ chức các tệp dữ liệu, sắp xếp các bộ sưu tập hình ảnh của bạn. Với tính năng định vị rõ ràng của Adobe Bridge, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các loại tệp khác nhau một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Đây là công cụ cực kỳ hữu ích dành cho các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa cũng như nghệ sĩ sáng tạo - nhóm người có nhu cầu lưu trữ lượng hình ảnh lớn.
Capture One Pro là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp trên thiết bị MacBook được người dùng sử dụng chỉnh sửa ảnh nhờ công cụ chỉnh sửa mạnh mẽ. Người dùng dễ dàng phân loại màu sắc, tương phản của ảnh,....chỉnh sửa ảnh nhanh bằng nhiều hiệu ứng khác nhau.
Phần mềm này nổi bật với khả năng chuyển đổi tệp RAW hàng đầu. Capture One cũng xuất sắc trong việc chụp ảnh có kết nối, với chế độ xem màn hình trực tiếp và những điều khiển cài đặt máy ảnh.
Snapseed là ứng dụng chỉnh sửa ảnh do Google tạo ra. Có thể sử dụng cả hệ điều hành IOS hay Android. Đây là ứng dụng chỉnh ảnh đang rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp để dùng cho các thiết bị di động. Để dùng trên PC, người dùng cần sử dụng phần mềm giả lập.
Giao diện đơn giản, nhưng phần mềm này lại cho hiệu quả chỉnh sửa cực chuyên nghiệp. Ứng dụng này xử lý khéo léo những chức năng cơ bản của việc sửa ảnh như thay đổi độ sáng, hiệu chỉnh độ tương phản, cắt xén và làm thẳng.
Photo Mate R2 được biết đến là một app chỉnh sửa ảnh dành cho các thiết bị hệ điều hành Android. Nó có thể xử lý và giữ nguyên kích cỡ của file hình ảnh được nhập vào, đối với Android hay các máy ảnh kỹ thuật số khác.
Người dùng có thể kiểm soát các thông số như ánh sáng, ISO, WB,… Giá của Photo Mate cũng khá cao, để sử dụng những tính năng này người sử dụng cũng phải bỏ ra một số tiền khoảng 9.49 USD để có thể trải nghiệm và sử dụng.
RawVision không hỗ trợ nhiều công cụ hiệu quả như những app ở trên. Tuy nhiên, nó chú trọng nhiều nhất vào khả năng chỉnh sửa ảnh RAW, bao gồm tất cả tùy chỉnh cần thiết để thiết lập bức ảnh “thô” của bạn.
Ứng dụng này đặc biệt dành cho máy tính bảng Android, nhưng cũng hoạt động rất tốt với điện thoại thông minh.
RawVision hỗ trợ các tệp Nikon NEF, Canon .CR2, SONY .ARW, Pentax .PEF và .DNG và Samsung .SRW, Olympus .ORF, Panasonic RW2, Fujifilm .RAF. Nó chỉ mở hình thu nhỏ cho các tệp Leica M DNG và Nikon D100 Nef. Có thể xem trước các tệp .MOV
Trên đây là những so sánh chi tiết về Camera Raw và Lightroom. Mong bài viết mang lại cái nhìn tổng quan giúp bạn lựa chọn được công cụ phù hợp với nhu cầu và phong cách làm việc của mình, từ việc chỉnh sửa ảnh chi tiết đến quản lý và tổ chức bộ sưu tập ảnh hiệu quả.
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.