So sánh Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional

20/01/2025 39

Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional đều là những phần mềm xử lý ảnh RAW hàng đầu được nhiều người lựa chọn hiện nay. Những so sánh mà SaDesign mang đến trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về ưu và nhược điểm của từng ứng dụng. Từ đó để tìm ra được lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình!

So sánh Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional

Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional đều là những phần mềm xử lý ảnh RAW hàng đầu được nhiều người lựa chọn hiện nay. Những so sánh mà SaDesign mang đến trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về ưu và nhược điểm của từng ứng dụng. Từ đó để tìm ra được lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình! 

1. Giới thiệu Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional

1.1. Adobe Camera Raw là phần mềm gì?

mua adobe bản quyền all app giá rẻ

Adobe Camera Raw (ACR) là một plugin hỗ trợ chỉnh sửa tệp RAW trong Photoshop mạnh mẽ của nhà Adobe. Với plugin này bạn có thể sử dụng để xử lý file RAW từ nhiều loại máy ảnh khác nhau. Adobe Camera Raw được trang bị các công cụ chỉnh sửa đa dạng, đặc biệt là khả năng xử lý file RAW không phá hủy, đảm bảo tính toàn vẹn của file gốc. 

Adobe Camera Raw là phần mềm gì

Với Adobe Camera Raw bạn có thể xuất file với nhiều định dạng và cài đặt, mang đến sự linh hoạt trong quá trình chỉnh sửa.

1.2. Canon Digital Photo Professional là ứng dụng như thế nào?

Canon Digital Photo Professional (DPP) là phần mềm chỉnh sửa ảnh RAW được phát triển bởi Canon, phục vụ chủ yếu cho các đối tượng nhiếp ảnh gia dùng máy ảnh Canon. 

DPP cũng được trang bị đầy đủ các công cụ chỉnh sửa file RAW từ cơ bản đến nâng cao, cho phép người dùng thực hiện chỉnh sửa màu sắc, độ sáng, độ tương phản,... để có được những hình ảnh chỉnh sửa chất lượng.

Canon Digital Photo Professional là ứng dụng như thế nào

DPP sở hữu giao diện thân thiện giúp người dùng có thể dễ dàng làm quen và sử dụng. Đặc biệt, phần mềm còn hỗ trợ việc in ấn, xuất bản hình ảnh với chất lượng cao - đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hiện nay.

2. So sánh Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional

2.1. Thông số tham chiếu

Để so sánh chi tiết về 2 phần mềm này chúng ta sẽ tiến hành so sánh giữa phiên bản Adobe Camera Raw 12.4 với Adobe Bridge 10.1.1 so với Canon Digital Photo Professional 4.12.60.0. Máy tính sử dụng là máy Dell XPS 15 9570 đời 2018 hệ điều hành Windows 10 phiên bản 1909.

Theo đó, hình ảnh sử dụng là ảnh từ EOS R, độ sắc nét và giảm nhiễu được giữ nguyên mặc định, tính năng hiệu chỉnh ống kính được bật cho cả hai ứng dụng, ngoại trừ tính năng hiệu chỉnh độ méo hình để dễ so sánh với hình ảnh trước và sau khi chỉnh sửa.

Thông số tham chiếu

Hình ảnh được xử lý trong Adobe Camera Raw được lưu ở chất lượng JPEG 11, còn đối với Canon Digital Photo Professional được lưu ở chất lượng JPEG 8 với kích thước tệp gần như giống nhau.

2.2. Sự khác biệt chính

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa ACR và DPP là tính năng hỗ trợ máy ảnh và chi phí. Khi mua Canon DSLR bạn sẽ được sử dụng DPP miễn phí, mặc dù chỉ hỗ trợ Raws được chụp bằng máy ảnh của Cannon, tuy nhiên chúng có thể hỗ trợ Raw cho hầu hết mọi máy ảnh Canon.

Sự khác biệt chính

Ngược lại, Adobe Camera Raw lại được đi kèm với một khoản phí đăng ký định kỳ. Mặc dù phần mềm có hỗ trợ nhiều loại máy ảnh từ nhiều nhà sản xuất – thậm chí là các mẫu Canon cũ mà ngay cả DPP không thể nhận dạng được. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng bị hạn chế hơn so với phần mềm của DPP. Điển hình là Adobe vẫn chưa cung cấp các cấu hình máy ảnh phù hợp cho bất kỳ máy ảnh Canon nào được phát hành kể từ tháng 9 năm 2018.

2.3. Giao diện người dùng

Về cơ bản thì giao diện người dùng của DPP có phần “lỗi thời” hơn so với ACR, thậm chí đôi khi chúng còn gây khó hiểu và khó chịu cho người dùng. 

Cả hai ứng dụng đều hỗ trợ tính năng hiện đại như màn hình 4K, màn hình cảm ứng hay điều khiển bằng bút. Tuy nhiên đối với DPP có thể sẽ gặp một vài trục trặc nhỏ trong hỗ trợ 4K.

Giao diện người dùng

Nếu như điều khiển của Adobe được nhóm lại với nhau thành các phần có tên rõ ràng, có thể thu gọn trong một bảng điều khiển duy nhất, thì DPP lại có không dưới 9 tab khác nhau, mỗi tab lại chỉ được xác định bằng một biểu tượng nhỏ. Hơn nữa, nhiều thanh trượt của DPP cho độ tương phản, tông màu, độ bão hòa,... nhảy theo các bước lớn, không di chuyển mượt mà và theo các bước giống như Adobe Camera Raw khi kéo. Để điều chỉnh chi tiết người dùng sẽ phải nhập giá trị trực tiếp hoặc nhấp vào các nút mũi tên nhỏ.

Và vị trí của các điều khiển DPP cũng không được hợp lý, ví dụ khi bạn đã chỉnh sửa nhiều hình ảnh cùng một lúc, nút Save lớn ở đầu màn hình sẽ không xử lý chúng cùng nhau. Thay vào đó, bạn cần phải tìm lệnh xử lý hàng loạt ẩn trong menu Tệp.

2.4. ACR chạy nhanh hơn

Sự khác biệt lớn nhất giữa ACR và DPP là ở khả năng vận hành và hiệu suất hoạt động. So với đối thủ Adobe thì ứng dụng của Canon có vẻ chậm chạp hơn khi sử dụng.

Khi bạn di chuyển thanh trượt trong Adobe Camera Raw, hình ảnh xem trước sẽ cập nhật theo thời gian thực để hiển thị thay đổi trước khi thực hiện thả nút chuột ngay cả khi sử dụng màn hình 4K. Trong khi đó bản xem trước của DPP sẽ mất khoảng ​​vài giây hoặc lâu hơn để cập nhật sau khi thả nút chuột. Không chỉ thế bản xem trước thường cập nhật trong nhiều lần vô cùng mất thời gian.

ACR chạy nhanh hơn

Không chỉ hiệu suất đầu vào mà hiệu suất đầu ra cũng khá chậm. Khả năng xử lý ảnh của DPP mất nhiều thời gian hơn, chậm hơn 6-7 lần so với đối thủ của nhà Adobe. 

Mặc dù các thiết lập được chọn cho một hình ảnh nhất định sẽ có ảnh hưởng đến hiệu suất, tuy nhiên đây không phải là lý do dẫn đến hiệu suất khiêm tốn của DPP.

2.5. ACR Kiểm soát ánh sáng/bóng tối dễ dàng hơn

Mặc dù hầu hết các điều khiển cơ bản của các ứng dụng ACR và DPP là  tương tự nhau, tuy nhiên ACR cung cấp một số công cụ bổ sung mà DPP không có. Cả hai ứng dụng đều cung cấp chức năng điều khiển tự động một lần nhấp để tạo được các thiết lập cơ bản trong phạm vi, cùng với việc điều khiển thanh trượt để điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, bóng đổ, độ bão hòa và tông màu,... nhưng ACR bổ sung thanh trượt giúp việc kiểm soát ánh sáng/bóng tối dễ dàng hơn.

ACR Kiểm soát ánh sáng/bóng tối dễ dàng hơn

Với DPP để kiểm soát ánh sáng/bóng tối kém trực quan hơn so với ACR, với phần mềm này bạn sẽ cần sử dụng đến các đường cong tinh chỉnh để giữ các điểm sáng nhất và bóng tối sâu nhất.

2.6. Tính năng one-click auto control

Tính năng one-click auto control của ACR có xu hướng giữ lại các điểm sáng và mở ra các vùng tối tốt hơn nhiều so với DPP. Đổi lại thì tính năng điều khiển tự động của Canon mang lại màu sắc chân thực hơn, nhưng đôi khi nó có vẻ quá tối trong tán lá. Kết quả đối với Adobe có xu hướng tương phản và chói, đặc biệt là trong tán lá và tông màu da.

Trong cài đặt mặc định, DPP có xu hướng kiểm soát nhiễu tốt hơn một chút so với ACR. Trên thực tế, ngay cả khi thanh trượt giảm nhiễu được đặt về 0 thì DPP vẫn cho thấy mức nhiễu thấp tương tự như ACR khi thanh trượt giảm nhiễu độ sáng/màu ở mức khoảng 25-30.

Tính năng one-click auto control

Tuy nhiên bạn cần nhìn kỹ từng pixel để nhận ra những khác biệt tinh tế này. Cả hai ứng dụng đều có khả năng tự động khắc phục tốt các khuyết điểm của ống kính.

Nhìn chung, cả ACR và DPP đều không có lợi thế lớn hơn về mặt chỉnh sửa cơ bản. Tuy nhiên ACR dễ sử dụng hơn, DPP sẽ mất khá nhiều thời gian hơn để có được kết quả tương tự như ACR.

2.7. Ưu nhược điểm

Mặc dù DPP có khả năng tạo ra hình ảnh tốt nếu bạn dành thời gian và tìm hiểu, tuy nhiên giao diện và hiệu suất của DPP không được đánh giá cao. Với người dùng có nguồn ngân sách eo hẹp, DPP được xem như một giải pháp thay thế hoàn hảo hơn việc trả phí hàng tháng như ACR. 

Ưu nhược điểm Ứng dụng Canon Digital Photo Professional

Tuy nhiên nếu bạn có khả năng về tài chính thì lời khuyên dành cho bạn là nên chi thêm tiền cho Camera Raw để có được những trải nghiệm chỉnh sửa nhanh hơn và trực quan hơn. Những đánh giá về ưu và nhược điểm của từng phần mềm sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về 2 phần mềm này.

Ứng dụng Canon Digital Photo Professional:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Là phần mềm hoàn toàn miễn phí 

- Hỗ trợ tốt dành cho máy ảnh Canon 

- Màu sắc chân thực 

- Kiểm soát tiếng ồn tốt

- Khả năng hiệu chỉnh ống kính tốt.

- Hiệu suất làm việc kém

- Tính năng xem trước hình ảnh không được đánh giá cao

- Chỉ hỗ trợ máy ảnh Canon

- Giao diện khá lỗi thời

- Vùng sáng/tối không hiệu quả

- Việc giảm nhiễu có thể làm mất đi một số chi tiết.

 

Adobe Camera Raw: 

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Giao diện phần mềm thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng

- Hỗ trợ nhiều loại máy ảnh của các thương hiệu trên thị trường

- Hiệu suất được đánh giá cao

- Cho phép điều chỉnh chi tiết với chế độ xem trước thời gian thực một cách chính xác

- Chất lượng hình ảnh tốt

- Trích xuất nhiều chi tiết tốt hơn so với phần mềm DPP 

- Kiểm soát các điểm sáng/bóng tối tốt.

- Phải trả phí định kỳ theo tháng hoặc theo năm

- Hỗ trợ camera có thể mất một thời gian để cập nhật

- Điều khiển tự động bằng một cú nhấp chuột giúp tạo ra kết quả có độ tương phản và bão hòa cao.

- Có xu hướng để lại nhiều nhiễu hơn đối với hình ảnh mặc định.

 

3. Vậy, Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional: Ai hơn ai?

Có thể thấy Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng. Với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang tìm kiếm phần mềm mạnh mẽ với khả năng chỉnh sửa hiệu quả thì ACR được xem là lựa chọn tốt hơn. 

Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional: Ai hơn ai

Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới bắt đầu đang chỉ cần một công cụ chỉnh sửa đơn giản, dễ dàng thì DPP có thể là lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phần mềm cũng sẽ tùy thuộc vào loại máy ảnh sử dụng. Nếu bạn chủ yếu làm việc với máy ảnh Canon thì DPP có thể cung cấp một trải nghiệm tốt, còn nếu như bạn dùng các loại máy ảnh khác thì phần mềm linh hoạt như ACR sẽ rất đáng để cân nhắc.

Điều quan trọng nhất là bạn nên chọn cho mình phần mềm mà bản thân cảm thấy dễ sử dụng và làm việc. Vì thế hãy thử nghiệm cả hai phần mềm để lựa chọn được cho mình phần mềm phù hợp để mang lại hiệu quả công việc tối ưu.

Với những so sánh chi tiết trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về phần mềm Adobe Camera Raw và Canon Digital Photo Professional. Nếu như Adobe Camera Raw nổi bật với khả năng chỉnh sửa mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau thì Canon Digital Photo Professional lại phù hợp cho người mới bắt đầu. Tùy vào từng nhu cầu cụ thể để người dùng có những quyết định phù hợp với hai công cụ này.

 

 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.