Cùng “chung nhà” nên 2 “anh em” Photoshop và After Effect thường được đặt lên bàn cân để so sánh. Nhiều người còn sử dụng chúng thay cho nhau vì có nhiều điểm tương đồng. Nếu bạn phân vân và muốn tìm hiểu rõ hơn về hai ứng dụng này thì những chia sẻ của Sadesign dưới đây là một cái nhìn tổng quan nhất, hãy cùng tham khảo ngay nhé.
Photoshop và After Effect là 2 phần mềm hiệu chỉnh hình ảnh, video kỹ thuật số hàng đầu hiện nay. Nó có số lượng người dùng đông đảo, ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực công việc.
Photoshop hay còn được gọi là Adobe Photoshop, đây là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát triển và phát hành vào năm 1988 bởi Adobe Systems. Phần mềm được đánh giá là một trong những thiết kế đồ họa hàng đầu thế giới trong việc sửa ảnh bitmap.
Photoshop được phát triển với chức năng chính để chỉnh sửa hình ảnh, vẽ các loại tranh, thiết kế trang web, vẽ texture cho các chương trình 3D,…
Trong nhiều năm, Photoshop được coi là phần mềm chỉnh sửa hình ảnh hàng đầu. Chính phần mềm này đã mang đến cho Adobe một cú hích rất cần thiết trong ngành và đưa hãng lên một tầm cao mới.
Cho dù bạn là một người mới hay một nhà thiết kế chuyên nghiệp thì những kiến thức về Photoshop là vô cùng cần thiết.
Adobe After Effect là một sản phẩm được phát hành bởi nhà Adobe, được ra đời với chức năng chính là thành phần mềm xử lý, dựng và thiết kế video chuyên nghiệp. Adobe After Effect (hay còn gọi là AE) được tích hợp nhiều tính năng giúp chỉnh sửa hiệu ứng chuyển động, âm thanh và hình ảnh với các tệp video.
Chức năng chính của After Effects là khả năng thêm những hiệu ứng liên quan vào video để tăng cường tính hình ảnh. Nó cho phép các editor thêm chuyển động vào từng layer riêng biệt mà chúng ta không thể làm trong các phần mềm khác.
Phần mềm thường được sử dụng để thiết kế video chuyên nghiệp như làm phim, xây dựng các trò chơi điện tử hoặc sản xuất truyền hình.
Cả Photoshop và After Effects đều đang thống trị ngành công nghiệp đồ họa và chúng đang trở thành một công cụ thiết yếu mà các nghệ sĩ nên học.
Bộ đôi này có nhiều điểm giống và khác nhau như sau:
Do cùng nhà phát triển, cùng lĩnh vực nên 2 phần mềm này có nhiều điểm giống nhau như sau:
Bảng Timeline chính là nơi bạn sẽ tạo ra các khung hình (frame) cho ảnh động, video của mình. Cả Photoshop và After Effects đều có tính năng Timeline - dòng thời gian.
Khi mới bắt đầu làm quen với phần mềm After Effects, điều đầu tiên bạn sẽ chú ý đến là Timeline. Khi so sánh dòng thời gian của After Effects với Photoshop, bạn sẽ nhận thấy có sự tương đồng giữa chúng.
Bạn có thể sử dụng keyframes để kiểm soát các thay đổi về vị trí, hiệu ứng và thuộc tính của các layer qua các khung hình. Photoshop và After Effect đều cho phép bạn điều chỉnh tốc độ và thời gian của các chuyển động hoặc hiệu ứng, giúp kiểm soát chính xác quá trình thay đổi.
Cả Photoshop và After Effects đều sử dụng lớp (layers) để tổ chức và chỉnh sửa các yếu tố độc lập. Mỗi layer có thể chứa các đối tượng riêng biệt và được thay đổi thuộc tính như vị trí, độ mờ, màu sắc mà không ảnh hưởng đến các layer khác.
Các layer được sắp xếp theo thứ tự trong bảng điều khiển, giúp quản lý dễ dàng. Cả hai phần mềm cũng hỗ trợ áp dụng hiệu ứng cho từng layer và cho phép nhóm lớp lại với nhau để quản lý hiệu quả trong các dự án phức tạp.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ trong cách chúng hoạt động ở 2 phần mềm. Trong After Effects, bạn sẽ không tìm thấy bảng layer, các thay đổi trong một layer chỉ có thể được thực hiện trên một timeline. Bạn có thể coi timeline là bảng layer của mình trong After Effects.
Mặt nạ - Mask trong các ứng dụng của Adobe hoạt động theo cách tương tự nhau. Nó cho phép người dùng ẩn hoặc hiển thị các thành phần trên layer mà chúng được áp dụng.
Trong Photoshop, có 5 loại mặt nạ khác nhau cho người dùng lựa chọn là Layer Mask, Clip Mask, Vector Mask, Quick Mask và Channel Mask. Trong khi After Effects chỉ cung cấp một loại mặt nạ duy nhất.
Cả Photoshop và After Effects đều cung cấp các hiệu ứng (Effects) và bộ lọc (Filter) để chỉnh sửa và cải thiện hình ảnh hoặc video.
Người dùng có thể áp dụng hiệu ứng và bộ lọc để thay đổi các yếu tố như độ sáng, màu sắc, làm mờ, tương phản, và nhiều hiệu ứng khác trong cả hai phần mềm.
Các bộ lọc, hiệu ứng sẽ giúp cho video của bạn thêm độc đáo đầy sáng tạo.
Cả Photoshop và After Effects đều sử dụng Adjustment Layer - layer điều chỉnh, để điều chỉnh các thuộc tính như màu sắc, độ sáng, độ tương phản, sắc độ,... Bạn có thể áp dụng những thay đổi này cho toàn bộ layer bên dưới Adjustment Layer.
Một Adjustment Layer trong cả hai phần mềm có thể ảnh hưởng đến nhiều layer phía dưới nó cùng lúc. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tạo ra sự nhất quán trong việc chỉnh sửa các yếu tố trong một dự án.
Bên cạnh những điểm giống nhau thì 2 phần mềm này cũng có những khác biệt như sau:
Photoshop chủ yếu được thiết kế để chỉnh sửa và tạo ra các tác phẩm đồ họa tĩnh, như ảnh, thiết kế poster, minh họa, và chỉnh sửa hình ảnh. Nó là công cụ lý tưởng cho những người làm việc với ảnh và đồ họa tĩnh, với các tính năng mạnh mẽ như cắt ghép, tô vẽ, và tạo hiệu ứng.
Ngược lại, After Effects là phần mềm chuyên về đồ họa chuyển động và hiệu ứng video. Mục đích chính của After Effects là tạo ra các hiệu ứng động phức tạp, hoạt hình và đồ họa chuyển động cho video, giúp người dùng làm việc với các dự án video, phim, quảng cáo và các sản phẩm truyền thông động.
Photoshop cung cấp rất nhiều kiểu và tùy chọn để bạn có thể chỉnh sửa văn bản. Bạn cũng có thể tạo kiểu ký tự và đoạn văn trong Photoshop nhưng mặt khác, After Effects không cung cấp các tùy chọn như vậy.
After Effects được tạo ra để chỉnh sửa video và đồ họa chuyển động chứ không phải để hoạt động như một trình xử lý văn bản. Đó là lý do tại sao phần mềm chỉ chứa các tùy chọn định dạng văn bản cơ bản.
Lựa chọn sử dụng Photoshop hay After Effects hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và nhu cầu của bạn:
Bạn hãy chọn Photoshop nếu bạn làm việc với ảnh tĩnh hoặc thiết kế đồ họa. Nếu cần chỉnh sửa hình ảnh, tạo các thiết kế, minh họa, hoặc làm việc với ảnh chụp và đồ họa 2D, Photoshop là lựa chọn tốt. Nó phù hợp cho công việc thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh, vẽ tranh kỹ thuật số, và tạo các sản phẩm đồ họa tĩnh.
Chọn After Effects nếu bạn làm việc với video và cần tạo hiệu ứng động hoặc đồ họa chuyển động. Hay tạo các hiệu ứng video phức tạp, hoạt hình, chỉnh sửa video, hoặc làm đồ họa chuyển động cho phim, quảng cáo, hoặc các sản phẩm truyền thông động.
Trên đây là những thông tin tổng quan và so sánh của Photoshop và After Effect. Cả 2 phần mềm này đều tốt nhất nếu như sử dụng đúng mục đích. Hãy lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp để trải nghiệm ngay nhé. Hy vọng bài viết phù hợp và giúp bạn có thêm thông tin về 2 phần mềm này.
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.