Trong thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) mạnh mẽ không chỉ giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, mà còn tạo nên ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất chính là logo và màu sắc. Logo là “gương mặt” đại diện, nhanh chóng gợi nhớ tên tuổi thương hiệu; còn màu sắc đóng vai trò như “âm sắc” truyền tải cảm xúc và cá tính riêng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng SaDesign tìm hiểu về ý nghĩa cốt lõi của logo và cách xây dựng, ứng dụng màu sắc trong toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Cùng tìm hiểu thôi nào!
Logo (viết tắt của logotype) là dấu hiệu hình ảnh – có thể là chữ, biểu tượng hay sự kết hợp cả hai – dùng để nhận diện và phân biệt thương hiệu. Về cơ bản, logo đảm nhận ba chức năng:
Nhận diện: Giúp khách hàng ngay lập tức nhận ra thương hiệu giữa biển lớn sản phẩm/dịch vụ.
Gợi nhớ: Một logo tốt sẽ “ở lại” trong tâm trí người dùng, tạo nên sự quen thuộc khi họ nhìn thấy lại.
Truyền tải: Qua hình khối, màu sắc, kiểu chữ, logo gửi gắm thông điệp, giá trị cốt lõi, cá tính của doanh nghiệp.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chỉ với một hình “quả táo” cắn dở, cả thế giới đều nghĩ ngay đến Apple? Đó chính là sức mạnh của thiết kế logo hiệu quả.
Một logo thường bao gồm ba thành tố:
Hình khối (Symbol/Icon)
Có thể là hình trừu tượng (abstract) hoặc hình hiện thực (literal).
Ví dụ: Nike chọn dấu “check” (swoosh) gợi hình chuyển động; WWF dùng hình gấu trúc dễ nhớ, thân thiện.
Kiểu chữ (Logotype/Wordmark)
Chữ viết thể hiện tên thương hiệu, với các kiểu chữ (typeface) khác nhau: serif (có chân), sans-serif (không chân), script (chữ viết tay),…
Ví dụ: Coca‑Cola đặc trưng bởi chữ Celtique uốn lượn, tạo cảm giác hoài cổ, thân thiện.
Màu sắc
Mỗi màu mang ý nghĩa tâm lý riêng, giúp củng cố nhận diện và truyền tải cảm xúc.
Ví dụ: Pepsi dùng xanh dương – đỏ – trắng, gợi sự năng động, vui tươi.
Để logo phát huy tối đa tác dụng, hãy tuân thủ các nguyên lý sau:
Đơn giản (Simplicity)
Hạn chế chi tiết rườm rà.
Đơn giản giúp logo dễ ghi nhớ, nhanh chóng nhận diện và linh hoạt khi in/hiển thị.
Tính linh hoạt (Scalability)
Logo vẫn giữ được độ rõ nét ở kích thước từ rất nhỏ (favicon, stamp) đến rất lớn (banner, biển quảng cáo).
Hãy thiết kế ở dạng vector (AI, SVG) để không lo vỡ nét.
Tính nhất quán (Consistency)
Logo phải phù hợp với định vị thương hiệu, thống nhất với các yếu tố khác trong bộ nhận diện (typeface, màu sắc, hình ảnh).
Tránh sử dụng nhiều phiên bản quá khác biệt dẫn đến loãng thương hiệu.
Mỗi màu sắc mang trong mình những biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa khác nhau. Việc chọn lựa màu cho logo không đơn thuần là đẹp, mà phải đúng thông điệp:
Màu sắc có tác động rất lớn đến cảm xúc con người. Theo các báo cáo được tổng hợp, màu sắc giúp các thương hiệu được tăng khả năng nhận diện lên đến 85%. Bởi vậy, khi thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn không thể sử dụng màu sắc theo cảm tính, mà còn phải hiểu về ý nghĩa và lý giải thuyết phục về nó. Từ đây, chúng khiến khách dễ ghi nhớ và được yêu thích hơn.
Đã có logo, giờ là lúc xây dựng hệ thống màu sắc (Color Palette) và ứng dụng vào mọi ấn phẩm đảm bảo nhận diện đồng bộ, chuyên nghiệp.
Xác định tính cách & giá trị cốt lõi
Màu đỏ rất đa dạng về ý nghĩa và tùy thuộc vào ngữ cảnh khác nhau. Màu đỏ thường mang những cảm xúc mạnh mẽ, màu của nhiệt huyết và sự đam mê. Ngoài ra, màu đỏ còn sử dụng sự quyến rũ, phiêu lưu cùng bạo lực và sự nguy hiểm.
Tùy theo lĩnh vực và ngành hàng mà nó sẽ thể hiện những đặc tính riêng mà thương hiệu muốn truyền tải.
Trong lĩnh vực ẩm thực, màu đỏ trong bộ nhận diện thương hiệu gây nên sự kích thích mạnh mẽ đến tuyến yên của người xem. Chúng gây cảm giác thèm ăn. Các hãng nổi tiếng dùng đến màu đỏ như: Coca Cola, KFC, Mcdonald, Budweiser…
Đối với lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, màu đỏ gợi lên sự đam mê, nhiệt huyết, tốc độ. Các hãng xe dùng đến màu đỏ trong bộ nhận diện của mình là: Toyota, Mitsubishi,…
Một số thương hiệu khác coi màu đỏ biểu tượng cho chiến thắng, may mắn và tài lộc, lần lượt là: SCG (hoàng tộc, vương giả), JVC (sự chiến thắng),…
Ngành hàng phổ biến: Thực phẩm, ô tô, nông nghiệp, công nghệ,..
Ngành không phổ biến: Hàng không, tài chính, quần áo,…
Màu cam hay vàng cam thể hiện sự ấm áp và say mê. Màu cam còn mang ý nghĩa của sự lôi cuốn và thể hiện ngon miệng trong lĩnh vực ăn uống. Bên cạnh đó, màu cam cũng gây chú ý của người dùng, nhưng không gắt như màu đỏ. Nó biểu hiện cho sức sống và năng lượng tràn đầy.
Màu cam phù hợp hơn với các sản phẩm dịch vụ cho người trẻ năng động và các ngành hàng xa xỉ, sang trọng.
Ngành hàng phổ biến: Công nghệ, sức khỏe, ngành hàng trang sức xa xỉ.
Ngành không phổ biến: Tài chính, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ.
Màu vàng đặc trưng cho mặt trời. Nó thể hiện sự vui vẻ, lạc quan, nhẹ nhàng, tích cực và ấm áp. Ở các sắc độ đậm nhạt khác nhau, chúng sẽ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có hơn 13% các thương hiệu top đầu ngành sử dụng màu vàng làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu.
Ngành hàng phổ biến: Năng lượng, ẩm thực, dụng cụ gia đình, công nghệ.
Ngành không phổ biến: Tài chính, quần áo, ô tô.
Màu xanh lá cây lá màu của tự nhiên, màu của chất diệp lục. Màu xanh lá cây có nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng phụ thuộc vào độ đậm nhạt. Song, ý nghĩa bao quát vẫn hướng đến là sức khỏe, êm đềm, sự tươi mát.
Nếu là màu xanh nhạt thì chúng thể hiện niềm vui, sự mát mẻ. Còn nếu là màu đậm thì chúng thể hiện sự giàu có, danh giá. Ngoài ra, màu xanh còn đặc trưng cho lòng khiêm tốn, sự thông thái. Bởi vậy, rất nhiều thương hiệu sử dụng màu này làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình. Các hãng lớn sử dụng màu xanh lá cây điển hình như: Heineken, Starbuck, John Deere,…
Ngành hàng phổ biến: Năng lượng, tài chính, ẩm thực, dụng cụ gia đình.
Ngành không phổ biến: Ô tô, hàng không.
Theo thống kê năm 2012 của Interbrands.com, trong top 100 thương hiệu toàn cầu, nếu có 19 thương hiệu dùng màu đỏ trong logo và bộ nhận diện thì có đến 28 hãng sử dụng màu xanh dương.
Màu đỏ thu hút chú ý mạnh mẽ của người dùng. Nếu như chúng phù hợp với bán lẻ, phân phối hàng hóa, thì màu xanh dương lại là tính cách được các tập đoàn lớn sử dụng. Về ý nghĩa thị giác, màu xanh dương đem lại cảm giác bình yên, an toàn, tạo dựng sự vững chắc, ổn định, minh bạch.
Bên cạnh đó, màu này còn được thể hiện ý nghĩa của khát vọng lớn. Các tập đoàn lớn sử dụng màu xanh dương làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình là: Samsung, Facebook, Intel,…
Ngoài ra, một “cuộc chiến” rất thú vị khác giữa màu xanh dương và màu đỏ luôn diễn ra sôi nổi. Theo nguyên lý thiết kế, và ấn tượng thị giác, thì các công ty và tập đoàn lớn đi sau đều sử dụng những màu đối lập để gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Các công ty sử dụng màu xanh dương làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu để cạnh tranh với màu đỏ điển hình như: Pepsi (Coca Cola), Samsung (LG), Panasonic (Toshiba),…
Ngành hàng phổ biến: Hàng không vũ trụ, tài chính, năng lượng, công nghệ, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp.
Ngành không phổ biến: Ẩm thực.
Màu tím đề cao tính trung thành và sự cao quý. Chúng có khả năng kích thích thấp. Màu này còn đại diện cho sự thiêng liêng, bí ẩn, giúp thương hiệu thêm cuốn hút. Bên cạnh đó, màu tím còn đại diện cho sự trung thành và chân lý.
Màu tím đậm thường đi liền với thể hiện sự sang trọng và danh gia vọng tộc. Màu tím nhạt thể hiện sự đa cảm và hoài cổ.
Ngành hàng phổ biến: Tài chính, công nghệ chăm sóc sức khỏe.
Ngành không phổ biến: Năng lượng, công nghiệp.
Màu nâu có ý nghĩa đại diện cho sự bền bỉ và tinh khiết. Bởi vậy, nhiều hãng thực phẩm hữu cơ, các thương hiệu làm đẹp đã sử dụng màu nâu làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình.
Ngành hàng phổ biến: Quần áo, nông nghiệp, ô tô.
Ngành không phổ biến: Tài chính, hàng không, công nghệ.
Màu đen là màu có tín chuẩn mực và chỉn chu. Màu đen còn đại diện cho sự quý phái, xa xỉ, và sự huyền bí. Bên cạnh đó, màu này cũng được biết đến như màu của điềm xấu.
Khi thiết kế logo hay bộ nhận diện thương hiệu, bạn tránh sử dụng màu đơn sắc, nên có sự kết hợp màu đen với những màu tương phản (trắng, vàng) để làm nổi bật thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
Theo nghiên cứu có đến 28% doanh nghiệp sử dụng màu đen trong bộ nhận diện thương hiệu.
Ngành hàng phổ biến: Công nghệ, ô tô, may mặc, quần áo.
Ngành không phổ biến: Năng lượng, tài chính, hàng không, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho mình những lưu ý về nghề, để phát triển hơn trong công việc thiết kế của mình. Chúc bạn triển khai thành công bộ nhận diện thu hút, bám sâu vào tâm trí khách hàng và giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng giữa đám đông!
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.