Khám Phá Texture Trong Thiết Kế: Chìa Khóa Tạo Nên Sự Chân Thực

03/02/2025 53

Texture trong thiết kế là yếu tố giúp mô phỏng bề mặt vật liệu mang lại chiều sâu và cảm giác chân thực cho tác phẩm.

Khám Phá Texture Trong Thiết Kế: Chìa Khóa Tạo Nên Sự Chân Thực

Bạn đã bao giờ nhìn vào một thiết kế và cảm thấy như có thể “chạm” vào bề mặt của nó chưa? Một bức ảnh gỗ với vân nổi bật, một hình nền đá cẩm thạch bóng loáng hay một tấm poster với họa tiết vải thô ráp? Đó chính là sức mạnh của Texture – yếu tố giúp các thiết kế trở nên chân thực, có chiều sâu và hấp dẫn hơn.

Trong thế giới thiết kế, Texture không chỉ đơn thuần là một yếu tố trang trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc, tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Vậy Texture là gì, có những loại nào và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực thiết kế ra sao? Hãy cùng SaDesign khám phá ngay trong bài viết này nhé!

1. Đôi nét cơ bản về Texture

Texture là thuật ngữ dùng để miêu tả cảm giác về bề mặt của một vật thể hoặc chất liệu. Nó thường được sử dụng trong các lĩnh vực như thời trang, nghệ thuật, trang trí nội thất, kiến trúc và nhiếp ảnh để miêu tả và tạo ra hiệu ứng trên sản phẩm.

Texture có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau. Bao gồm sự pha trộn của các chất liệu khác nhau, đánh bóng. Hoặc sử dụng các kỹ thuật kết cấu để tạo ra bề mặt khác biệt và độc đáo. Sự đa dạng về texture cung cấp cho các nhà thiết kế, nghệ sĩ và các chuyên gia trang trí rất nhiều cơ hội. Để sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình trên sản phẩm của mình.

2. Các loại Texture phổ biến trong thiết kế

2.1. Texture thực tế (Tactile Texture)

Tactile nghĩa là chạm vào. Tactile texture là sự gồ ghề (3D) cho một bề mặt mà khi chạm vào ta có thể cảm thấy được. Đây là một yếu tố rất quan trọng được quan tâm nhiều hơn trong thiết kế 3D hơn là 2D. Texture bề mặt thực cần được cảm nhận, hay nhìn thấy bằng cách để ánh sáng chiếu trên bề mặt của nó. Các họa sĩ thường tận dụng lợi thế này làm cho bề mặt tranh của họ trông sống động hơn. Các lớp sơn có thể được đắp đè lên nhau tạo thành những đỉnh gồ ghề, kỹ thuật này được gọi là Impasto.

2.2. Texture thị giác (Visual Texture)

Visual texture là ấn tượng có thể nhìn thấy mà texture mang lại cho người xem, ví dụ màu sắc, xu hướng và mật độ trong một bức ảnh. Nó còn là ấn tượng của texture do nghệ sĩ tạo ra bằng cách cố gắng tái tạo màu sắc và giá trị của các texture thực. Tính chất của Visual texture sẽ liên quan đến ảo ảnh của kết cấu bề mặt. Bất kể những vật thể gồ ghề như thế nào thì bề mặt của bức ảnh vẫn rất láng mịn. Và đây là loại texture được sử dụng chủ yếu trong lỹ thuật 2D. Vai trò của Texture trong thiết kế

2.3. Texture lặp lại (Pattern Texture)

Pattern được hiểu là một dạng họa tiết trong đó các yếu tố hình học, biểu tượng, hình vẽ sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.Về cơ bản, Pattern xuất hiện khi một hoặc nhiều đối tượng tự lặp lại và lấp đầy một bề mặt theo cấu trúc. Sự lặp lại này có thể liên tục hoặc không liên tục, hiệu ứng của pattern thay đổi tùy thuộc biểu tượng nào được sử dụng và cách chúng được lặp lại.

Hiện tại, Pattern trong thiết kế đang là xu hướng nhưng về mặt kĩ thuật, chúng đã tồn tại từ rất lâu rồi. Pattern cũng được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật và thời trang. Bằng cách lấp đầy bề mặt bằng những đối tượng lặp đi lặp một cách có quy luật khiến não bộ của con người tò mò và bị thu hút bởi nó.

2.4. Texture ngẫu nhiên (Organic Texture)

Organic là một cụm từ vô cùng quen thuộc trong thực phẩm, lối sống. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn được ứng dụng trong một lĩnh vực khác đó chính là thiết kế kiến trúc và nội thất và trở thành một phong cách nghệ thuật sáng tạo được nhiều kiến trúc sư thử sức.

Phong cách Organic hay còn gọi là Thiết kế hữu cơ (Organic Design) được định nghĩa là sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên. Đó là sự hài hòa giữa vị trí, kết cấu, kiến trúc, cách bày biện nội thất với môi trường thiên nhiên tạo thành một thể đồng nhất.

Ngày nay, Organic Design không chỉ thịnh hành ở những nước Châu Âu mà còn lan rộng sang các nước Châu Á. Điều này được minh chứng qua những công trình, những không gian nội thất hướng theo phong cách này.

Texture không chỉ giúp thiết kế đẹp hơn mà còn tạo cảm xúc, sự kết nối với người xem. Dù bạn làm trong lĩnh vực nào – đồ họa, nội thất, thời trang hay UI/UX – việc hiểu rõ và sử dụng Texture hợp lý sẽ giúp bạn tạo ra những sản phẩm ấn tượng và chuyên nghiệp hơn

 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.