Hướng Dẫn Tự Học Thiết Kế Đồ Họa Từ A-Z Hiệu Quả Cho Người Mới

31/12/2024 56

Trong thời đại số hóa hiện nay, kỹ năng thiết kế đồ họa không chỉ dành riêng cho những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn là chìa khóa mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp và sáng tạo.

Hướng Dẫn Tự Học Thiết Kế Đồ Họa Từ A-Z Hiệu Quả Cho Người Mới

Nếu bạn là người mới bắt đầu và đang bối rối không biết nên học từ đâu, đừng lo! Bài viết này sẽ là kim chỉ nam giúp bạn xây dựng lộ trình tự học hiệu quả, từ những bước cơ bản nhất đến khi bạn tự tin tạo ra những sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp.

Thiết kế đồ họa là nghệ thuật kết hợp giữa hình ảnh, văn bản và ý tưởng để truyền tải một thông điệp cụ thể. Từ những tấm poster, banner quảng cáo cho đến giao diện website, mọi thứ đều mang dấu ấn của thiết kế đồ họa.

1. Hướng dẫn tự học thiết kế đồ họa từ cơ bản đến nâng cao

Xác định mục tiêu, lên kế hoạch học thiết kế đồ họa

Dù chúng ta đang bắt đầu học gì, thì xác định mục tiêu sẽ giúp chúng ta đến được đích, lên kế hoạch sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn. Ngoài ra, khi bạn có lộ trình học bài bản, bạn sẽ tập trung cố gắng cho mục tiêu và tránh nản trí giữa chừng.

Rèn luyện kỹ năng vẽ tay

Học cách vẽ phác thảo ý tưởng cơ bản trên giấy trước khi đi vào thực hành thiết kế là điều mà bạn nên làm. Nó sẽ giúp bạn ghi chép ý tưởng ban đầu dễ dàng, nhanh chóng, ở mọi nơi, hình thành tư duy thiết kế, chỉnh sửa trước khi thực hiện nó trên phần mềm.

Thành thạo 7 yếu tố cơ bản tạo nên thiết kế đồ họa

Là một Designer, bạn cần thấu hiểu 7 yếu tố cơ bản về thiết kế đồ họa giúp bạn tạo ra những sản phẩm đẹp, chuyên nghiệp ngay tại nhà:

  • Đường (Line): các đường thể hiện hình thức, độ dày mỏng và chủ đề khác nhau.
  • Hình dạng (Shape): các hình khối hình học và tự nhiên cho đến hình dạng trừu tượng
  • Màu sắc (Color): Màu sắc không chỉ truyền đạt tâm trạng mà còn kích thích cảm xúc của người xem.
  • Kết cấu (Texture): đây là yếu tố diễn tả cảm giác bề mặt của thiết kế như trơn nhẵn, thô cứng, mềm, nhão, bóng,...
  • Kiểu chữ (Type): Bạn nên lựa chọn phông chữ phù hợp, dễ đọc và phản ánh ý đồ của thiết kế.
  • Khoảng cách (Spacing): Khoảng cách trong thiết kế đóng vai trò tạo nên không gian, tạo cảm giác cân bằng giữa các yếu tố, hình ảnh,...
  • Hình ảnh (Image): là yếu tố mô tả trực quan, sinh động nhất cho một tác phẩm thiết kế.

Đây chỉ là những điểm cơ bản trong thiết kế mà designer cần nắm rõ, vẫn còn rất nhiều yếu tố và kiến thức khác để khám phá để thiết kế trở nên hoàn hảo hơn.

Tập làm quen với phần mềm thiết kế

Để trở thành một Designer tài ba, việc thành thạo các phần mềm thiết kế là cực kỳ quan trọng. Người mới bắt đầu tự học thiết kế đồ họa có thể tập trung vào các phần mềm cơ bản như Adobe Photoshop hoặc Illustrator trước học những công cụ phức tạp hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các ứng dụng thiết kế đồ họa trên nhiều nền tảng trực tuyến như Canva, Crello, Figma,....

Thực hành thật nhiều

"Chưa qua luyện, kim chưa sáng; chưa trải gian khổ, ngọc chưa giá." Mấu chốt của việc tự học thiết kế đồ họa thành công là sự chăm chỉ thực hành hàng ngày.

Khi bạn đầu tư thời gian và công sức vào việc luyện tập, bạn sẽ dần chọn được phong cách và chuyên ngành thiết kế mà bạn muốn theo đuổi, cũng như làm chủ được bộ môn thiết kế vào một ngày không xa.

Học thêm kiến thức bổ trợ

Một Designer giỏi không chỉ biết mỗi thiết kế, bạn còn cần phải mở rộng tư duy sáng tạo cũng như kiến thức sâu rộng ở các lĩnh vực liên quan như:

  • Ngoại ngữ: giỏi tiếng Anh sẽ giúp bạn học cách sử dụng các công cụ thiết kế nhanh chóng. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng tiếp cận với nguồn tài nguyên thiết kế vô tận trên toàn thế giới, cũng như tự tin mở rộng cơ hội nghề nghiệp và nhận các job thiết kế từ nước ngoài.
  • Marketing thương hiệu: bản chất của các job thiết kế là chúng ta đang giúp các doanh nghiệp, hay tổ chức thực hiện các chiến dịch marketing, nhận diện thương hiệu thông qua các sản phẩm thiết kế trực quan. Chính vì thế, việc hiểu rõ cách thức marketing, nghiên cứu thị trường hay hành vi khách hàng sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong công việc.
  • Ngôn ngữ lập trình: nếu bạn định hướng theo ngành thiết kế web và ứng dụng di động thì học về HTML, CSS, JavaScript giúp bạn làm việc với Dev hơn.
  • Thiết kế đồ họa in ấn: đối với designer in ấn và xuất bản, việc tương thích về bề mặt, màu sắc và số lượng in là cần thiết.
  • Các lĩnh vực khác: khi làm thiết kế cho bất kỳ lĩnh vực nào, việc tìm hiểu sâu về lĩnh vực đó là vô cùng quan trọng để truyền tải đúng tinh thần và thông điệp trong sản phẩm thiết kế.

Làm Portfolio

Để làm việc trong ngành này thì bạn nên tạo cho mình một bản portfolio chỉn chu, chuyên nghiệp khi tìm việc. Bởi nhà tuyển dụng có thể nhìn vào đó để đánh giá tư duy thiết cũng như khả năng chuyên môn của bạn suốt cả quá trình.

2. Nguồn tài nguyên tự học thiết kế đồ họa

Nguồn tài nguyên tự học thiết kế trên mạng là vô tận nếu như chúng ta biết cách tìm kiếm. Sadesign sẽ gợi ý cho bạn một số nền tảng để bạn có thể tự học thiết kế tại nhà dưới đây:

2.1. Youtube

Một số kênh Youtube cung cấp các kiến thức về thiết kế đồ họa hữu ích mà bạn có thể tham khảo như:

Every Tuesday: chuyên thực hiện video hiệu ứng kiểu chữ, màu nước, hay hướng dẫn các kỹ thuật hay ho khi sử dụng Photoshop, Illustrator,...

Make by Mighty: là nơi bạn có thể học thêm về cách sử dụng các hiệu ứng thú vị như glitch animation, powder blast trong Photoshop và Illustrator.

Yes I’m a Designer: học về nguyên tắc thiết kế, kỹ thuật bố cục và nhiều phương pháp thực hành hay ho mà chủ kênh Martin Perhiniak đã tích lũy được khi làm thiết kế và edit cho các dự án lớn của Pixar, BBC, Mattel,...

The Simple Designers: đây là kênh dành cho những bạn đang theo đuổi phong cách thiết kế đơn giản với các video thao tác trên Adobe Illustrator, thiết kế logo, icon, hình minh họa và hơn thế nữa.

 

AIGAdesign: đây là kênh chính thức của Hiệp hội Thiết kế Chuyên nghiệp (AIGA), nơi bạn có thể xem các cuộc phỏng vấn và thảo luận từ những tên tuổi có tiếng trong lĩnh vực thiết kế.

2.2. Các Blog về thiết kế đồ họa

  • Wix Creative: cung cấp ý tưởng thiết kế website chuyên nghiệp và cửa hàng trực tuyến nổi tiếng trên toàn cầu.
  • It’s Nice That: khơi gợi cảm hứng sáng tạo từ các sản phẩm đồ họa, cũng như tìm hiểu về ngành công nghiệp sáng tạo với bài chia sẻ liên tục.
  • Adobe’s Blog: cung cấp các nội dung hấp dẫn từ tiếp thị đến sáng tạo và phân phối, với những bài viết thú vị.
  • Creative Market’s Blog: chứa đựng kho tàng 4 triệu tài nguyên sáng tạo chất lượng từ template, hình ảnh và kiểu chữ ấn tượng của các nghệ sĩ trên khắp thế giới.
  • 99designs: có hàng triệu dự án sáng tạo từ cộng đồng freelancer với các ý tưởng độc đáo, sản phẩm xuất sắc hay những phân tích chuyên sâu về thiết kế.

3. Các khóa học thiết kế đồ họa trực tuyến

Nếu bạn muốn tự học thiết kế nhanh chóng mà tốn ít chi phí, tiết kiệm thời gian di chuyển đến các trung tâm thì có thể tham khảo các khóa học online.

Tự học thiết kế đồ họa online đảm bảo bạn có thể lấy được các kiến thức cơ bản nhanh chóng, tiếp cận được với lộ trình học phù hợp, tránh học lan man tốn thời gian mà không hiệu quả.

  • Thiết kế thương hiệu: Logo, bộ nhận diện thương hiệu.
  • Thiết kế UI/UX: Giao diện ứng dụng, website.
  • Thiết kế ấn phẩm truyền thông: Poster, tờ rơi, banner.
  • Thiết kế cho mạng xã hội: Bài đăng, quảng cáo Facebook, Instagram.

4. Tìm nguồn cảm hứng từ những tác phẩm hay designer nổi tiếng

SaDesign sẽ gợi ý một số tài khoản mạng xã hội của các nhà thiết kế nổi tiếng mà bạn có thể theo dõi:

4.1. Instagram

  • Mira Malhotra: có các thiết kế và hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Ấn Độ.
  • Chikako Oguma: thu hút hàng triệu người theo dõi bởi gu thẩm mỹ tối giản, truyền cảm hứng.
  • Morag Myerscough: thường chia sẻ cái nhìn sâu sắc về công việc, hay những dự án đầy màu sắc, ấn tượng.

  • Kraitip Sivakriskul: truyền cảm hứng cho mọi người bởi vẻ đẹp của các kiểu chữ sáng tạo cho những người yêu thích chữ viết tay.
  • Angelica McKinley: gây ấn tượng bởi các bức ảnh chụp hàng ngày đơn giản nhưng đầy nghệ thuật của cô ấy.

4.2. Behance

  • Stanley Chow: là một nghệ sĩ minh họa chuyên vẽ chân dung của người nổi tiếng trên toàn cầu.
  • Spencer Harrison (Spenceroni): chuyên về thiết kế và minh họa hoa văn sống động, tràn đầy năng lượng và màu sắc.
  • Shanti Sparrow: yêu thích xây dựng thương hiệu và kiểu chữ.
  • Ryan Atkinson: phổ biến với các sáng tạo kiểu chữ và hình học để tạo ra các bộ nhận diện thương hiệu độc đáo.
  • Saxon Campbell: có danh tiếng không nhỏ trong lĩnh vực với bộ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp lớn.

4.3. Pinterest

  • We and The Color: Blog thiết kế nghệ thuật có 145.2k người theo dõi.
  • Co.Design: Tạp chí New York với 78k người theo dõi.
  • Creative Boom: Trang nghệ thuật và thiết kế từ Anh Quốc với 46.9k người theo dõi.
  • Design Quixotic: Tổng hợp thiết kế sống động với 1.9 triệu người theo dõi.

Mr Cup & Walter (Fabien Barral): Designer có 56.3k người theo dõi.
Tự học thiết kế đồ họa không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn kiên trì và có một lộ trình đúng đắn, chắc chắn bạn sẽ thành công. Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản, thực hành mỗi ngày, và đừng ngần ngại tham gia các cộng đồng để học hỏi thêm

 
 
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.