Google Drive là dịch vụ lưu trữ và quản lý tệp trên đám mây do Google cung cấp, cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào. Với Google Drive, bạn có thể dễ dàng tải lên tài liệu, hình ảnh, video và các loại tệp khác, sau đó truy cập chúng ở mọi nơi chỉ với kết nối internet. Dịch vụ này tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng khác của Google như Google Docs, Google Sheets, và Google Slides, giúp bạn tạo và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến một cách liền mạch.
Các gói dịch vụ và chi phí
Khi hiểu rõ hơn về Google Drive, bạn có thể thấy dịch vụ này không chỉ đơn thuần là một giải pháp lưu trữ dữ liệu mà còn mang lại những lợi ích đáng giá cho người dùng. Google Drive có nhiều loại nâng cấp dung lượng, nhưng liệu chi phí của Google Drive có xứng đáng với những gì nó cung cấp. Bạn có thể tham khảo bài viết Đánh Giá Chi Tiết Gói Lưu Trữ Của Google.
Dropbox là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa dữ liệu trên nền tảng đám mây, cho phép lưu trữ, truy cập và chia sẻ tệp tin từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Ra mắt vào năm 2008 bởi Drew Houston và Arash Ferdowsi, Dropbox hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Windows, macOS, Linux, iOS và Android, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Cơ sở hoạt động dựa trên việc mọi thứ trong folder của bạn đều được đảm bảo an toàn trực tuyến và có thể truy cập trên bất kì thiết bị nào có tài khoản đăng nhập Dropbox.
Các gói dịch vụ và chi phí
Dropbox cung cấp các gói dịch vụ như sau:
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây: Cả Google Drive và Dropbox đều cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, cho phép người dùng tải lên, lưu trữ và truy cập dữ liệu trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
Đồng bộ hóa dữ liệu đa nền tảng: Cả hai dịch vụ đều hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị, bao gồm máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng. Người dùng có thể dễ dàng truy cập và quản lý các tệp tin của mình ở bất cứ đâu.
Khả năng chia sẻ tập tin:
Bảo mật dữ liệu: Cả hai dịch vụ đều sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin của người dùng khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
Hỗ trợ khách hàng: Cả hai dịch vụ đều cung cấp hỗ trợ khách hàng, bao gồm các trung tâm trợ giúp và tài liệu hướng dẫn để giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề của người dùng.
Google Drive và Dropbox đều cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí cho người dùng, nhưng mức dung lượng và cách thức sử dụng có sự khác biệt:
=> Như vậy, Google Drive cung cấp dung lượng miễn phí gấp 7,5 lần Dropbox.
Google Drive: Sử dụng công nghệ “whole file syncing”, đồng bộ toàn bộ tệp khi có thay đổi. Tức là khi một tệp được chỉnh sửa, toàn bộ tệp sẽ được tải lên và đồng bộ lại. Điều này có thể làm chậm quá trình đồng bộ đối với các tệp có kích thước lớn, đặc biệt khi bạn có kết nối internet chậm.
Dropbox: Sử dụng công nghệ “block level syncing”, nghĩa là chỉ những phần của tệp đã thay đổi mới được tải lên và đồng bộ, thay vì đồng bộ lại toàn bộ, giúp tăng tốc độ đồng bộ, đặc biệt đối với tệp lớn.
=> DropBox có tốc độ đồng bộ nhanh hơn và tối ưu hơn so với Google One,
Dropbox và Drive có khả năng chia sẻ tệp tương tự nhau, điểm khác biệt của chúng là dung lượng tệp.
Kích thước tệp tối đa của Google Drive là 10 GB, nghĩa là bạn không thể gửi các tệp có dung lượng lớn hơn 10 GB cùng một lúc. Giả sử bạn muốn gửi một tệp 30 GB, điều đó có nghĩa là bạn đang tốn gấp ba lần tài nguyên của mình để chia sẻ tệp đó.
Dropbox cho phép bạn gửi tối đa 100 GB cùng một lúc bằng Dropbox Transfer.
=> Dropbox sẽ là lựa chọn lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp hoặc những ai thường xuyên cần gửi tệp dung lượng lớn một cách nhanh chóng và an toàn.
Google Drive: Cho phép chia sẻ tệp với người dùng Google Drive khác mà không cần tạo tài khoản. Bạn có thể tùy chỉnh File với các quyền được cấp : “Chỉ xem”, “Chỉ nhận xét”, “ Có thể chỉnh sửa”. Bạn cũng có thể quản lý quyền chia sẻ bằng cách đặt thời gian hết hạn cho quyền truy cập hoặc hạn chế người dùng tải xuống, in, hoặc sao chép tệp.
DropBox: Yêu cầu người nhận tạo tài khoản Dropbox để chỉnh sửa tệp được chia sẻ. Tuy nhiên ở DropBox bạn chỉ có quyền “Chỉ xem”, “Có thể chỉnh sửa”. Và ngoài ra Dropbox cung cấp tính năng chia sẻ tệp tin có mật khẩu, giúp bảo vệ dữ liệu của bạn an toàn khi chia sẻ với người khác.
Google Drive chỉ sử dụng mã hóa AES 256 bit cho dữ liệu đang truyền. Nó bảo mật dữ liệu đã lưu trữ bằng mã hóa 128 bit, không mạnh bằng mã hóa AES 256 bit.
Dropbox bảo vệ dữ liệu bằng mã hóa AES 256-bit khi bạn đang tạo, tải lên hoặc tải xuống tệp) và ở trạng thái nghỉ (dữ liệu đã lưu trữ).
=> DropBox có lợi thế hơn về chế độ bảo mật hơn Google One
Google Drive
DropBox
=> Dropbox sở hữu nhiều điểm mạnh về khả năng tương thích định dạng tệp hơn Google One.
Việc lựa chọn giữa Google Drive và Dropbox phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn về lưu trữ, cộng tác, và tính năng bảo mật.
Khi nào nên chọn Google Drive?
Khi nào nên chọn Dropbox?
Cả Google Drive và Dropbox đều là những dịch vụ lưu trữ đám mây tuyệt vời, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau tùy vào nhu cầu của bạn. Google Drive là lựa chọn lý tưởng nếu bạn ưu tiên tích hợp sâu với hệ sinh thái Google và cần một giải pháp lưu trữ đa dụng cho gia đình. Trong khi đó, Dropbox tỏa sáng với khả năng đồng bộ hóa dữ liệu nhanh chóng, bảo mật chia sẻ tệp cao cấp, và hỗ trợ làm việc với các ứng dụng bên thứ ba.
Nếu bạn đã quyết định lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây phù hợp, thì việc sở hữu tài khoản chính hãng với giá ưu đãi là điều bạn không nên bỏ lỡ. SaDesign tự hào là nhà cung cấp uy tín, mang đến cho bạn các giải pháp lưu trữ như Google Drive và Dropbox với mức giá cạnh tranh. Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với SaDesign để được hỗ trợ chi tiết và tận hưởng ưu đãi hấp dẫn!
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.