Digital Art là gì? Digital Art có thể làm được những gì?

22/10/2024 70

Digital Art đang trở thành xu hướng hội họa trong thế giới công nghệ số hiện nay. Để hiểu hơn về loại hình này, hãy cùng SaDesign khám phá ngay trong những chia sẻ sau đây nhé.

Digital Art là gì? Digital Art có thể làm được những gì?

Digital Art đang trở thành xu hướng hội họa trong thế giới công nghệ số hiện nay. Nó khác vẽ tranh truyền thống ở chỗ không dùng, giấy, cọ, màu,... mà sử dụng máy tính, nào những app, công cụ,... để tạo nên tranh vẽ. Để hiểu hơn về loại hình này, hãy cùng SaDesign khám phá ngay trong những chia sẻ sau đây nhé.

1. Digital Art là gì?

Digital Art dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nghệ thuật kỹ thuật số. Trước đây nó còn được gọi là nghệ thuật máy tính (computer art) hoặc nghệ thuật phương tiện truyền thông mới (new media art). Nó nhằm đề cập đến nghệ thuật được tạo ra bằng phần mềm, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. 

Digital Art là gì

Bất kỳ thứ gì được sản xuất hoặc tạo ra trên phương tiện kỹ thuật số, chẳng hạn như hoạt hình, ảnh, hình minh họa, video, tranh kỹ thuật số,... đều có thể được phân loại là Digital Art.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Digital Art

Mặc dù những trải nghiệm Digital Art đầu tiên có từ những năm 1980, nhưng nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ những năm 1960 với các nghệ sĩ như Frieder Nake, nhóm EAT (Thí nghiệm về Nghệ thuật và Công nghệ -  Experiments in Art and Technology) và Allan Kaprow khám phá mối quan hệ giữa con người và máy móc trong lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là sau này, hình dung ra một thế giới giao tiếp và kết nối không giới hạn. 

Tương tự như vậy, vào những năm 1970, nghệ sĩ video tiên phong Nam June Paik đã hình dung ra một tương lai của giao tiếp không giới hạn và đặt ra cụm từ mang tính biểu tượng là "electronic superhighway - siêu xa lộ điện tử". 

Lịch sử hình thành và phát triển của Digital Art

Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, một nghệ sĩ Harald Cohen cùng một nhóm kỹ sư đã phát minh ra một chương trình paint có tên là AARON - một cỗ máy rô bốt được thiết kế để tạo ra những bản vẽ lớn trên tờ giấy đặt trên sàn. 

Ban đầu, cỗ máy tạo ra những bản vẽ trừu tượng, sau đó những bản vẽ đó trở nên mang tính biểu tượng hơn theo thời gian. Đặc biệt, cỗ máy có thể bắt chước các hình dạng từ thiên nhiên. 

Vào những năm 90, AARON cũng bắt đầu triển khai màu sắc cho các bản vẽ. Mặc dù Cohen luôn rất cẩn thận không tuyên bố đó là sự sáng tạo của AARON mà là của riêng mình, coi cỗ máy chỉ là công cụ để thể hiện bản thân, nhưng chương trình của ông hiện được coi là điềm báo của thứ mà ngày nay chúng ta biết đến là Ai - Trí tuệ nhân tạo.

Vào những năm 1990, với sự ra đời của máy tính cá nhân, những cải tiến trong công nghệ số và sự ra đời của Internet mang đến cho nghệ sĩ sự tự do sáng tạo hơn. Nó còn mở ra những cách mới để trải nghiệm nghệ thuật với sự quan tâm ngày càng tăng đối với bản chất tương tác của tác phẩm sáng tạo của họ.

Vào những năm 1990

Các phần mềm thiết kế đã được ra đời từ rất sớm, tiêu biểu như phải kể đến:

  • Sketchpad: là phần mềm thiết kế hoàn chỉnh đầu tiên được viết bởi Ivan Sutherland vào năm 1963. Phần mềm thể hiện sự tương tác giữa người và máy tính (HCI). Nó được dùng cho các mục đích công nghệ cùng nghệ thuật kỹ thuật số. Người dùng có thể vẽ ở trên giao diện máy tính bằng bút kỹ thuật số.

  • NLS: ra mắt vào năm 1968 bởi Douglas Engelbart tại Trung tâm Nghiên cứu Tăng cường của Đại học Stanford. Với sự hỗ trợ từ Không quân Hoa Kỳ và NASA. Nó có một loạt những phát minh như trình soạn thảo font chữ đầu tiên, chương trình vẽ tranh, máy tính để bàn, hoạt hình tiền thân của game,...

  • Richard Williams – giảng viên kỹ thuật điện của Đại học New Mexico đã tạo ra chương trình máy tính ART1 vào năm 1968. Nó được thiết kế để nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bằng máy tính mà không phải viết mã. 

Sau đó, các chương trình vẽ trên máy tính đã trở nên phổ biến:

các chương trình vẽ trên máy tính đã trở nên phổ biến

  • SuperPaint (1973) của Richard Shoup tại Xerox PARC có tính năng layer và được dùng để tạo đồ họa và hoạt hình cho TV và một dự án của NASA.

  • MacPaint (1984) được Apple phát hành dưới dạng chương trình vẽ raster, trong khi MacDraw (1984) là chương trình vẽ vector tương đương. Các chương trình này dựa trên các phiên bản trước đó được tạo cho máy tính Apple Lisa.

  • ProPraint (1985) được nghệ sĩ nhạc Pop Andy Warhol sử dụng trên Commodore Amiga 1000 như một phần của chiến dịch tiếp thị máy tính mới.

  • Windows Paint (1985) được phát hành. Phần mềm vẽ hình ảnh raster này có lẽ đã giới thiệu hầu hết chúng ta đến với nghệ thuật máy tính!

  • Aldus SuperPaint của MacIntosh (1986) là sự kết hợp giữa MacPaint và MacDraw và có thể được dùng để vẽ đồ họa bitmap và vector.

  • Chương trình vẽ vector Adobe Illustrator (1987) sử dụng đường cong Bézier được phát hành lần đầu tiên.

  • Photoshop (1988) là chương trình vẽ raster và chỉnh sửa ảnh được bán cho Adobe Systems để sử dụng trên máy tính MacIntosh. Adobe Photoshop ra mắt lần đầu vào năm 1990.

  • Ứng dụng vẽ vector CorelDraw (1989) được ra mắt cho Windows. Corel cũng phát hành phần mềm sáng tạo khác dưới dạng bộ ứng dụng đầy đủ.

  • Xara X (2000), trước đây nó là ArtWorks và CorelXARA. Sau này đã được chủ sở hữu ban đầu phát hành lại với tên gọi Xara X.

Ngày nay có ngày càng nhiều các phần mềm phục vụ lĩnh vực Digital Art, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng này.

3. Ưu nhược điểm của Digital Art

3.1. Ưu điểm của Digital Art

Ưu điểm của Digital Art

  • Tính linh động cao: với Digital Art, bạn có thể mở bản vẽ của mình ở bất cứ đâu, có thể tiến hành sửa chữa, tiếp tục vẽ chỉ cần có mạng và máy tính mà không phải mang theo khun tranh, bản vẽ, màu sắc,... Bạn cũng không phải lo đến việc hết giấy, hết màu, hỏng bút nữa,...

  • Màu sắc tuyệt đẹp: các sản phẩm Digital Art hiển thị dưới hình thức phát xạ chứ không phải phản xạ. Cho nên màu sắc của chúng được tạo ra trực tiếp mà không cần sự phản chiếu của nguồn sáng đế đồ vật. Cho nên sản phẩm của bạn sẽ có màu sắc đẹp nhất.

  • Sửa chữa dễ dàng: trên tranh vẽ giấy, khi vẽ sai, tô nhầm màu thì bạn rất khó để khắc phục. Nhưng với Digital Art bạn có thể hoàn tác các thao tác của mình trong một phần nghìn giây. Luôn có một nút hoàn tác tiện dụng ngay trên màn hình để bạn sử dụng.

  • Sáng tạo không ngừng: Digital Art cho phép xóa mọi thứ mà không lưu lại dấu vết, vì thế mà bạn có thể thỏa sức sáng tạo. 

  • Bảo vệ cực tốt: vì là những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số cho nên các tác phẩm của bạn không thể bị hủy hoại dễ dàng. Bạn có thể tạo ra một bản dự phòng giống y hệt chỉ với vài thao tác. Màu sắc không bao giờ bị phai, chất liệu tranh không lo hỏng theo thời gian.

  • Chia sẻ dễ dàng: tác phẩm được vẽ dưới dạng kỹ thuật số được chia sẻ khá dễ dàng. Tất cả mọi người trên toàn cầu đều có thể nhìn thấy tác phẩm của bạn khi có Internet.

  • Tính “sạch sẽ” tuyệt đối: Một trong những lợi thế của Digital Art là không có gì phải dọn dẹp. Sẽ không có vụn bút chì, màu nước không bị lem ra áo quần, sơn không bị dính tay,...

3.2. Nhược điểm của Digital Art

Nhược điểm của Digital Art

  • Chi phí đắt đỏ: để có thể dùng Digital Art thì bạn sẽ tốn kha khá tiền để đầu tư máy tính,  Wacom và rất nhiều thiết bị khác nữa.

  • Màu sắc không như mong đợi: thực tế thì màu sắc của những tác phẩm kỹ thuật số mà bạn nhìn thấy sẽ phụ thuộc vào chất lượng màn máy tính của bạn. Màn hình máy tốt mới cho ra bức ảnh có chất lượng tốt và ngược lại.

  • Dễ bị sao chép: các sản phẩm được chia sẻ dễ dàng cho nên nó dễ bị sao chép. Digital Art không mang giá trị sở hữu cho nên nó cũng dễ bị ăn cắp ý tưởng hơn. 

  • Dễ gặp sự cố: các tác phẩm lưu trữ trên máy tính cho nên nó có khả năng bị mất khi máy tính gặp sự cố, hacker,...

  • Thiếu cảm xúc nghệ thuật: các tác phẩm Digital Art được định dạng dưới dạng công nghệ kỹ thuật số nên người vẽ không thể chạm trực tiếp mà chỉ có thể chạm vào màn hình máy. Quy trình sản xuất cũng không có âm thanh, mùi,...

  • Có thể gây mỏi mắt: Nghệ thuật kỹ thuật số sẽ yêu cầu bạn phải nhìn vào màn hình liên tục, điều này có thể làm mắt bạn căng thẳng nếu bạn vẽ quá lâu. 

  • Ít kinh nghiệm pha màu: Trong nghệ thuật truyền thống, bạn hầu như luôn phải pha trộn màu khi vẽ. Mặt khác, bạn có thể trực tiếp chọn màu bạn muốn trong nghệ thuật kỹ thuật số. Mặc dù tiện lợi và tiết kiệm nhiều thời gian, nhưng bạn sẽ không tích lũy được bất kỳ kinh nghiệm nào trong việc pha trộn màu. Điều này khiến bạn khó chuyển từ nghệ thuật kỹ thuật số sang nghệ thuật truyền thống hơn một chút.

  • Phải mất thời gian để làm quen: Nếu bạn chuyển từ nghệ thuật truyền thống sang nghệ thuật kỹ thuật số, thì nó có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn hoặc lúng túng. Cần phải luyện tập nhiều và phối hợp tay mắt, đặc biệt là khi vẽ trên máy tính bảng không có màn hình.

4. Digital Art có thể làm được những gì?

Digital Art có thể ứng dụng vào nhiều công việc khác nhau, phổ biến như:

Digital Art có thể làm được những gì

  • Họa sĩ minh họa: chịu trách nhiệm thiết kế bối cảnh, hình ảnh cho các cuốn sách, truyện tranh, tạp chí,... Phần hình ảnh rất quan trọng, giúp cho các sản phẩm thu hút khách.

  • Họa sĩ concept game: công việc chính là thiết kế nhân vật trong game, bối cảnh game,... Ngoài kỹ năng vẽ thì bạn còn phải am hiểu về thị trường game nữa nha.

  • Họa sĩ concept truyện, phim: công việc này sẽ phải vẽ nhân vật và bối cảnh của truyện hoặc là phim. Nhất là dòng phim hoạt hình, khoa học viễn tưởng,...

5. Lĩnh vực hoạt động của Digital Art

Lĩnh vực hoạt động của Digital Art

Một số lĩnh vực hoạt động phổ biến của Digital Art phải kể đến như:

  • Ảnh ghép kỹ thuật số: là kỹ thuật kết hợp nhiều ảnh với các nguồn khác nhau.

  • Sơn màu: là sự kết hợp của hội họa và nhiếp ảnh.

  • Nghệ thuật kỹ thuật số tích hợp:  nó là phương tiện truyền thông trong thế giới Digital Art.

  • Tranh kỹ thuật số: nghệ sĩ sẽ tạo ra hình ảnh 2D trong môi trường ảo với việc dùng công cụ hội họa mô phỏng style truyền thông tự nhiên.

  • Vẽ vector: người dùng dùng phần mềm vẽ vector để tạo hình ảnh trong môi trường ảo. Giúp hình dạng được phác thảo và có thể tô bằng những màu sắc, hoa văn khác nhau.

6. 8 Phần mềm vẽ Digital Painting phổ biến nhất hiện nay

6.1. Photoshop

Photoshop

Photoshop là một phần đồ họa hàng đầu của nhà Adobe. Với Photoshop, bạn có thể chỉnh sửa ảnh, thiết kế những ấn phẩm truyền thông vô cùng sáng tạo,...

Phần mềm này không ngừng nâng cấp, cải tiến khi cho ra nhiều phiên bản với hàng loạt tính năng thông minh như painting tool, filters, brushes, plugins và layers,... hứa hẹn sẽ là cánh tay đắc lực của bạn khi vẽ Digital Painting. 

Đặc biệt, bạn có thể quản lý các tác phẩm của mình trong Photoshop thông qua nền tảng đám mây Adobe Creative Cloud.

mua adobe bản quyền all app giá rẻ

6.2. Corel Painter

Corel Painter

Nếu bạn đang tìm 1 phần mềm vẽ tranh dạng Digital Painting thì hãy chọn Corel Painter. Phần mềm này nổi bật với nhiều tính năng được nâng cấp như Natural-Media thực tế, các brushes giúp tạo ra các nét vẽ chân thực. 

Đặc biệt ở phiên bản mới Corel Painter còn có nhiều cải tiến về giao diện cũng như tối ưu hoá hiệu suất tự động CPU cùng GPU để làm việc nhanh hơn. 

6.3. ArtRage

ArtRage

ArtRage là trình chỉnh sửa đồ họa bitmap dành cho hội họa kỹ thuật số được tạo bởi Ambient Design Ltd. Nó hiện có 6 phiên bản và hỗ trợ Windows, macOS cũng như các thiết bị di động Apple và Android, có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ. Nó phù hợp cho mọi lứa tuổi, trình độ kỹ năng, từ trẻ em tới các nghệ sĩ chuyên nghiệp. 

Nó được thiết kế để phát huy khả năng sáng tạo của bạn với một bộ công cụ vẽ mô phỏng các công cụ quen thuộc trong thế giới thực. Điều này có nghĩa là bạn có thể bắt đầu vẽ ngay mà không cần phải học lại cách vẽ.

6.4. Affinity Designer

Affinity Designer

Affinity Designer được giới nghệ sĩ số chuyên nghiệp recommend rất nhiều. Đây là phần mềm đồ họa vector từng đoạt giải thưởng, thiết lập tiêu chuẩn công nghiệp mới trong thế giới thiết kế. Nó có sẵn cho Windows, macOS và iPad, là sự lựa chọn của hàng nghìn họa sĩ minh họa chuyên nghiệp, nhà thiết kế web, nhà phát triển trò chơi và những người sáng tạo khác,...

Ứng dụng giúp chỉnh sửa ảnh, dàn bố cục trang, thiết kế đồ họa và vẽ minh họa miễn phí cho các chuyên gia.

6.5. Autodesk Sketchbook

Autodesk Sketchbook

SketchBook là phần mềm phác thảo, vẽ và minh họa cho mọi nền tảng và thiết bị. Với các công cụ vẽ chuyên nghiệp trong giao diện, bạn có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Phần mềm này có tất cả các tính năng mà bạn mong đợi từ một ứng dụng chuyên nghiệp. Làm việc trong Sketchbook giống như bạn đang vẽ trên giấy vậy. Cọ và bút hoạt động giống như các dụng cụ vật lý. Nhiều loại cọ vẽ có thể tùy chỉnh, thước kẻ và nét vẽ mang đến cho bạn cả sự phóng khoáng về style và độ chính xác khi bạn cần. Các layer với đầy đủ các chế độ hòa trộn mang đến sự linh hoạt để xây dựng và khám phá các bản vẽ và màu sắc,...

nâng cấp autodesk all app

6.6. Krita

Krita

Krita là ứng dụng vẽ kỹ thuật số và hoạt hình mạnh mẽ được thiết kế dành cho họa sĩ minh họa, nhà thiết kế, họa sĩ truyện tranh, họa sĩ hoạt hình, họa sĩ trò chơi và nhiều đối tượng khác,...

Nghệ sĩ có thể sử dụng không gian làm việc kỹ thuật số để quản lý các docker hoặc bảng chức năng và tùy chỉnh bố cục theo yêu cầu. Krita cung cấp cho người dùng các loại cọ vẽ được xây dựng sẵn, cho phép họ tạo các bức tranh kỹ thuật số hoặc nghệ thuật pixel, thêm họa tiết 3D vào hình ảnh. 

Krita là phần mềm miễn phí có mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bạn có thể tải xuống và sử dụng mà không mất bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra nó còn có bản trả phí với nhiều tính năng cao cấp hơn.

6.7. Clip Studio Paint

Clip Studio Paint

Ứng dụng này được biết đến nhiều nhất với vai trò là ứng dụng vẽ tranh, nhưng cũng có thể được sử dụng cho thiết kế đồ họa. Nó được nhiều nhà thiết kế giàu kinh nghiệm ưa chuộng. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu về các công cụ có thể sử dụng để tùy chỉnh không gian làm việc và bản vẽ vector của mình.

Phần mềm này có trả phí. Người dùng lần đầu đăng ký gói sử dụng theo năm hoặc theo tháng có thể sử dụng Clip Studio Paint miễn phí trong tối đa 3 tháng.

6.8. Procreate

Procreate

Procreate là ứng dụng sáng tạo hàng đầu chuyên dành cho iPad. Ứng dụng cho phép bạn tạo ra tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao với tốc độ cực nhanh bằng hệ thống phân layer mạnh mẽ, bộ lọc tuyệt đẹp và hàng nghìn cọ vẽ có thể nhập.

Procreate có mọi thứ mà bạn cần để tạo ra những bản phác thảo, các bức tranh, hình minh họa tuyệt đẹp và trông sinh động nhất. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin khái lược về Digital Art. Đây thực sự là xu hướng nghệ thuật vô cùng phát triển hiện nay. Nhu cầu về nhân sự trong lĩnh vực này cũng rất cao, cho nên bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn nữa.

 

----------------------------------------------------------------------

Thông tin liên hệ
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.