Video quảng cáo ngày nay không chỉ đơn thuần là chuỗi hình ảnh chuyển động, mà là một hành trình cảm xúc, một câu chuyện sống động kết nối thương hiệu với khán giả. Để tạo nên trải nghiệm ấy, bên cạnh kịch bản chặt chẽ và nội dung truyền tải, Footage tức những đoạn phim gốc hay clip tư liệu đóng vai trò then chốt. Hãy cùng SaDesign khám phá xem footage thực sự là gì và làm thế nào để bạn có thể tạo ra những đoạn footage hấp dẫn, góp phần nâng tầm chiến dịch video quảng cáo của mình.
Trong sản xuất video, footage là những cảnh quay thô, chưa qua chỉnh sửa. Thông thường, các footage phải trải qua quá trình biên tập hậu kì trước khi tạo thành một bộ phim hay video hoàn chỉnh. Tuỳ vào mục đích và nội dung của video mà cần có những footage khác nhau. Một video đã qua chỉnh sửa cũng có thể được sử dụng làm footage trong một video khác.
Trước khi bắt tay vào sản xuất, bạn cần hiểu rõ các loại footage đang lưu hành, từ đó lựa chọn đúng nguồn “nguyên liệu” cho video quảng cáo.
Raw footage là đoạn phim gốc mà bạn tự quay bằng máy quay, máy ảnh mirrorless/DSLR, smartphone… Ưu điểm: độc quyền, linh hoạt, kiểm soát 100% khung hình – âm thanh. Nhược điểm: tốn thời gian quay, cần ekip chuyên nghiệp, thiết bị phù hợp.
Stock footage là các clip được quay sẵn và bán bản quyền trên các nền tảng như Shutterstock, Adobe Stock, Pexels Video, Videvo… Ưu điểm: tiết kiệm chi phí – thời gian, đa dạng chủ đề. Nhược điểm: dễ bị trùng lặp với đối thủ, hạn chế chỉnh sửa sâu.
Đoạn phim được ghi lại từ trên cao bằng flycam/drone. Mang lại góc nhìn rộng, ấn tượng, phù hợp cho cảnh quay cảnh quan, kiến trúc, sự kiện ngoài trời. Tuy nhiên, yêu cầu kỹ năng điều khiển drone, tuân thủ quy định bay, và chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
Không phải phim thực quay, mà là đồ họa chuyển động do After Effects, Blender, Cinema 4D… tạo ra. Thích hợp cho video explainer, infographic động, các hiệu ứng khó quay thực tế (particles, 3D model). Ưu điểm: sáng tạo không giới hạn, dễ lồng ghép với footage thật. Nhược điểm: cần kỹ năng đồ họa, render lâu.
Mỗi loại footage đều có vai trò riêng, bạn cần linh hoạt kết hợp để tạo nên một video quảng cáo hài hòa, nhiều màu sắc và giàu cảm xúc.
Video footage có 3 định dạng chính. Chúng gồm: A-Roll, B-Roll, RAW footage.
A-Roll là âm thanh và những cảnh quay chính để tạo ra mạch của video. Định dạng này thường là cảnh quay không thể thiếu trong các phim tài liệu, tin tức, cảnh quay thực tế, talk show,…
Tuy nhiên, nếu video hoàn chỉnh mà chỉ gồm những cảnh A-Roll sẽ rất nhàm chán, khiến khán giả không muốn xem tiếp. Do vậy, để tạo nên những đoạn video hấp dẫn, các editor sẽ chỉnh sửa và thêm các đoạn video footage B-Roll. Từ đó, chúng sẽ hấp dẫn mượt mà hơn.
B-Roll là đoạn video chuyển cảnh. Chúng là các cảnh bổ sung, cung cấp các góc nhìn trực quan cho video. Chúng có tác dụng minh họa cho A-Roll. Đồng thời, các đoạn B – Roll giúp cho các các cảnh qua thêm hấp dẫn và sinh động.
Các cảnh quay của B-Roll thường là những cảnh từng khu vực với chất lượng cao và không theo mạch truyện nhất định nào cả. Các cảnh quay của B-Roll rất đa dạng. Chúng có thể là quay bầu trời, bay vô hướng, bay và có thêm hiệu ứng,…
RAW footage là những video thô từ cảm biến của máy ảnh. Đây là thước phim được quay với độ chi tiết cao, ánh sáng tốt và giữ nguyên được độ chi tiết. Qua những thước phim này, các biên tập và hậu kỳ sẽ chỉnh và sửa rất nhanh.
Những video RAW footage hiện nay được coi là chìa khóa tạo nên màu sắc cho các thước phim. Đối với những nhãn hàng, các video này rất quan trọng.Chúng có tác dụng rất lớn trong việc gây ấn tượng với “khán giả”.
Sau khi đã nắm vững khái niệm hãy cùng điểm qua các lợi ích cụ thể mà video footage mang lại cho chiến dịch quảng cáo của bạn:
Tiết kiệm thời gian, kinh phí
Dù bạn hoạt động và kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào từ: youtuber, streamer, làm kinh doanh, cho đến các nhãn hàng lớn,… thì việc tạo video quảng cáo luôn là mục không thể thiếu trong chiến dịch marketing, digital marketing.
Bởi vậy, quá trình tạo ra những đoạn footage trước đây luôn có giá trị, bạn có thể tận dụng cho những lần sau. Bạn có thể cắt, ghép, và thêm chúng vào những ấn phẩm quảng cáo để tạo thêm sức hút và độc đáo riêng. Từ đó, với những “tài nguyên này” bạn sẽ tiết kiệm thêm những chi phí và công sức bỏ ra.
Tính linh hoạt cao trong sáng tạo
Kho footage đa dạng (các góc quay, chuyển động, hiệu ứng slow-motion hay time-lapse) cho phép bạn dễ dàng phối ghép, lồng ghép motion graphics hoặc sửa đổi kịch bản mà không phải quay thêm. Bạn có thể tái sử dụng cùng một clip trong nhiều dự án khác nhau, chỉ cần điều chỉnh color grading hay âm thanh cho phù hợp.
Nhất quán thương hiệu
Khi tự sản xuất hoặc quản lý chặt chẽ nguồn stock footage, bạn kiểm soát được phong cách hình ảnh chung—từ tone màu, ánh sáng đến cách xử lý chuyển động. Điều này giúp video quảng cáo của bạn luôn có “chữ ký” riêng, tạo ấn tượng mạnh và dễ nhận diện cho thương hiệu.
Tăng chất lượng chuyên nghiệp
Footage quay đúng chuẩn (độ phân giải cao, khung hình ổn định, ánh sáng được điều khiển hợp lý) mang lại trải nghiệm xem mượt mà, sắc nét. Khán giả sẽ nhìn nhận chiến dịch của bạn chuyên nghiệp và đầu tư bài bản hơn—yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín thương hiệu.
Dễ dàng mở rộng & cập nhật nội dung
Khi có sẵn footage thô, bạn có thể nhanh chóng tạo ra phiên bản mới: cắt ngắn clip để chạy Facebook Ads, chỉnh khung vuông hoặc dọc cho Instagram Reels, TikTok… mà không phải quay lại từ đầu. Điều này giúp đáp ứng linh hoạt yêu cầu của nhiều nền tảng và xu hướng thị trường.
Quay RAW footage
Trong sản xuất, quay dựng thì codec không còn xa lạ với mọi người. Đây là cách thức để camera nén các file trước khi xuất video ra máy tính, Chúng hỗ trợ làm cho các tệp tin có dung lượng nén xuống nhỏ hơn, đồng thời cho phép bộ nhớ máy được lưu thêm nhiều dữ liệu hơn.
Mặc dù, cách này thường được sử dụng phổ, tuy nhiên, chất lượng video và ảnh chụp sẽ bị giảm. Bởi vậy, trước khi sử dụng các này bạn nên cân nhắc cài chế độ quay RAW là tối ưu nhất.
Không xem nhẹ Storyboard
Storyboard thường là bước rất quan trọng trước khi làm video. Nó có tác dụng hiện thực hóa ý tưởng video qua bản phác thảo trên giấy. Bởi vậy, trước khi bấm máy, để tranh gặp tình trạng bị rối loạn ý tưởng, bạn nên vẽ storyboard để hình dung rõ hơn các chi tiết.
Dùng độ sâu trường ảnh nông
Độ sâu trường ảnh là các khu vực lấy nét trong khung hình của các video. Bởi vậy, để có được các cảnh quay với độ sâu mong muốn, bạn nên ưu tiên các camera có ống kính rời.
Quay ở mức 24fps
Hiện nay, phần lớn các máy quay thường được trang bị ở cả hai chế độ 30fps, và 24fps. Tuy nhiên, để có được những cảnh quay giống điện ảnh nhất, bạn nên sử dụng mức 24fps. Bởi, mức quay này được coi là chân thực nhất với góc nhìn của người xem.
Tuyệt đối không zoom
Zoom là cách thức quay để màn hình máy to và quay gần đối tượng hơn. Tuy nhiên, cách quay này khiến cho chất lượng footage bị ảnh hưởng. Bởi vậy, bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng trong sản xuất video chuyên nghiệp.
Hiện nay, các nhà sản xuất không còn sử dụng kỹ thuật này trong quay dựng nữa, Thay vào đó, họ áp dụng kỹ thuật Dolly. Theo cách này,camera sẽ chuyển động tiến hoặc lùi tự động để có thể quay toàn cảnh và quay cận cảnh. Chính vậy, các video được quay xong cho chất lượng cao, mượt mà và hấp dẫn.
Dùng ống kính với tiêu cự cố định Lens prime
Lens prime là ống kính với tiêu cự cố định (hoặc thấu kính cố định). Chúng có khẩu độ tối đa từ f2.8 đến f1.2. Lens prime mang đến những góc quay lớn và nhỏ hơn trong từng khung hình. Bởi vậy, khi quay với ống kính này, hình ảnh sẽ không bị ảnh hưởng về kích thước và góc nhìn.
Chỉnh màu khi xuất video
Để có được những đoạn video đẹp mắt và ấn tượng, chỉnh màu là công đoạn bạn không thể bỏ qua. Tuy vậy, quá trình để màu sắc phù hợp và hấp dẫn đòi hỏi editor có kinh nghiệm và thành thạo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm những phần mềm và các trang web hỗ trợ chỉnh màu online để video đạt được tối ưu nhất.
Footage chính là linh hồn của mỗi video quảng cáo từ clip thô đến sản phẩm cuối cùng, hành trình ấy đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quy trình sản xuất bài bản và tinh hoa sáng tạo trong mỗi khung hình. Hãy đầu tư vào tiềN sản xuất, trang bị công cụ phù hợp và không ngừng thử nghiệm để tìm ra phong cách riêng cho thương hiệu. Đầu tư cho footage chuyên nghiệp không chỉ giúp video của bạn ấn tượng hơn mà còn chứng tỏ sự chuyên nghiệp, xây dựng niềm tin với khách hàng.
Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?
Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.