Ảnh vector và Ảnh raster trong thiết kế đồ họa có gì khác nhau?

31/10/2024 15

Hiểu rõ sự khác biệt giữa ảnh vector và ảnh raster sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh, giúp tối ưu hóa việc thiết kế và đảm bảo chất lượng hình ảnh. Cùng SaDesign phân biệt sự khác biệt cơ bản giữa ảnh vector và ảnh raster ngay sau đây để lựa chọn loại hình ảnh phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Ảnh vector và Ảnh raster trong thiết kế đồ họa có gì khác nhau?

Ảnh vector và ảnh raster là những khái niệm khá phổ biến và thường gây hiểu nhầm cho nhiều người dùng. Hiểu rõ sự khác biệt giữa ảnh vector và ảnh raster sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh, giúp tối ưu hóa việc thiết kế và đảm bảo chất lượng hình ảnh. Cùng SaDesign phân biệt sự khác biệt cơ bản giữa ảnh vector và ảnh raster ngay sau đây để lựa chọn loại hình ảnh phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Ảnh vector và ảnh raster

1. Tổng quan về ảnh vector và ảnh raster

1.1. Ảnh vector là gì? Ưu nhược điểm ảnh Vector

Ảnh vector là một loại hình ảnh được tạo nên từ các đối tượng toán học như điểm, đường thẳng, đường cong được xác định bằng các công thức và phương trình. Nói một cách đơn giản, thay vì lưu trữ thông tin màu sắc của từng điểm ảnh như hình ảnh raster, ảnh vector lưu trữ các thông tin về hình dạng, màu sắc, vị trí của các đối tượng và mối quan hệ giữa chúng.

Ảnh đồ họa Vector với các điểm được dựa trên công thức toán học, vì thế chúng không có giới hạn. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng thay đổi hình dáng, kích thước ảnh Vector mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Phần mềm dùng đồ họa Vector hiện nay được nhiều là Illustrator.

Ảnh vector là gì

Ưu điểm của ảnh vector:

  • Khả năng mở rộng không giới hạn: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của ảnh vector. Bạn có thể phóng to, thu nhỏ hình ảnh đến bất kỳ kích thước nào mà không làm giảm chất lượng. Điều này đặc biệt hữu ích cho việc in ấn trên các vật liệu khổ lớn, banner quảng cáo hay thiết kế các sản phẩm in ấn chất lượng cao.

  • Dung lượng file nhỏ: Do lưu trữ thông tin về đối tượng hình học, nên kích thước tệp tin của ảnh vector thường rất nhỏ, giúp tiết kiệm không gian lưu trữ, dễ dàng chia sẻ và tải xuống nhanh chóng. 

  • Tính linh hoạt cao: Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, di chuyển, thay đổi màu sắc, kích thước, hình dạng của các đối tượng trong ảnh vector mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Điều này đặc biệt hữu dụng khi bạn cần thay đổi thiết kế sau khi hoàn thành, chẳng hạn như chỉnh sửa một logo để phù hợp với xu hướng mới.

  • Dễ dàng chỉnh sửa: Việc điều chỉnh các yếu tố bên trong ảnh vector rất thuận lợi. Bạn có thể thay đổi màu sắc, hình dạng, kích thước, dễ dàng ngay cả khi không phải là chuyên gia về thiết kế đồ họa.

  • Phù hợp với nhiều mục đích sử dụng: Ảnh vector được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ thiết kế logo thương hiệu, bản vẽ kỹ thuật, minh họa, biểu đồ, đến thiết kế giao diện người dùng,...

Ưu điểm của ảnh vector

Nhược điểm của ảnh vector:

  • Việc tạo ra những hình ảnh phức tạp, chân thực, đặc biệt là ảnh chụp, bằng ảnh vector sẽ gặp nhiều khó khăn.

  • Ảnh Vector không mạnh để tạo ra các hiệu ứng đổ bóng thực tế hay tổ hợp màu gradient. Vì thế chúng được dùng phổ biến trong việc thiết kế ở dạng mặt phẳng.

  • Dù mang các đường nét có sự chính xác cao nhưng chúng gặp khó khăn trong việc tạo ra các nét tự nhiên giống như các nét vẽ tay.

1.2. Ảnh raster là gì? Ưu nhược điểm ảnh Raster

Ảnh raster là loại hình ảnh được tạo thành từ một ma trận các điểm ảnh (pixel). Mỗi điểm ảnh sẽ mang một màu sắc cụ thể, và khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh. Thông tin màu sắc, độ sáng, độ tương phản của từng pixel đều được lưu trữ trong tệp tin ảnh raster.

Ảnh raster giống như một bức tranh ghép từ vô số mảnh ghép nhỏ. Nếu bạn phóng to bức tranh, các mảnh ghép riêng biệt sẽ lộ rõ, khiến bức tranh bị vỡ, làm giảm chất lượng hình ảnh.

Ảnh raster là gì

Ưu điểm của ảnh raster:

  • Khả năng thể hiện hình ảnh chân thực: Ảnh raster có thể thể hiện được các hình ảnh phức tạp, chi tiết, sống động, đặc biệt là ảnh chụp. Nhờ vào việc lưu trữ thông tin chi tiết về từng pixel, ảnh raster có thể tái tạo lại hình ảnh một cách trung thực, gần gũi với thực tế.

  • Phù hợp với việc chỉnh sửa ảnh: Các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Adobe Photoshop, GIMP, Paint.NET… cung cấp hàng loạt công cụ mạnh mẽ để điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản, hiệu ứng đặc biệt… Ảnh raster là lựa chọn tuyệt vời cho việc chỉnh sửa ảnh, xử lý hậu kỳ, tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật độc đáo và thu hút người xem.

  • Dễ dàng tạo và chỉnh sửa: So với ảnh vector, việc tạo và chỉnh sửa ảnh raster đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh phổ biến và thực hiện các thao tác cơ bản là có thể tạo ra những hình ảnh đẹp mắt.

Ưu điểm của ảnh raster

Nhược điểm của ảnh raster:

  • Giảm chất lượng khi phóng to: Khi phóng to ảnh raster, bạn sẽ thấy hình ảnh bị vỡ, pixel hóa do số lượng điểm ảnh bị hạn chế. Điều này là do bản chất của ảnh raster là dựa trên một lưới các điểm ảnh cố định.

  • Dung lượng tệp lớn: Ảnh raster, đặc biệt là những hình ảnh có độ phân giải cao, thường có dung lượng tệp khá lớn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web, khiến người dùng phải chờ đợi lâu hơn.

  • Khó khăn trong việc chỉnh sửa và thay đổi: Việc chỉnh sửa các đối tượng trong ảnh raster có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi bạn muốn thay đổi hình dạng hoặc sửa chữa các lỗi nhỏ.

  • Không phù hợp cho in ấn trên các kích thước lớn: Do ảnh raster bị giảm chất lượng khi phóng to nên nó không phù hợp cho việc in ấn trên các vật liệu có kích thước lớn, như banner, poster…

2. So sánh ảnh vector và ảnh raster

2.1. Giống nhau

Cả hai loại hình ảnh đều có điểm chung đó là truyền tải thông điệp hình ảnh, góp phần tạo nên sự thu hút và nâng cao trải nghiệm người dùng. Bên cạnh đó, cả ảnh vector và ảnh raster đều có thể được xuất ra các định dạng file phổ biến như JPG, PNG, GIF,... 

2.2. Khác nhau giữa ảnh vector và ảnh raster

2.2.1. Khả năng mở rộng

Ảnh vector có thể được phóng to hoặc thu nhỏ đến bất kỳ kích thước nào mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Các đường cong, đường thẳng, hình dạng trong ảnh vector được xác định bằng các công thức toán học. Do đó khi bạn thay đổi kích thước, các công thức này sẽ tự động điều chỉnh, đảm bảo hình ảnh luôn sắc nét, không bị vỡ hay pixel hóa.

Khả năng mở rộng

 

Ngược lại, ảnh raster có độ phân giải cố định, khi bạn phóng to ảnh raster, các điểm ảnh (pixel) sẽ trở nên lớn hơn và dễ thấy, làm cho hình ảnh bị vỡ, mất nét, giảm chất lượng đáng kể. 

2.2.2. Độ phân giải

Độ phân giải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, đặc biệt là khi in ấn. Ảnh vector không có độ phân giải cố định, ngay cả khi phóng to hay thu nhỏ, chất lượng hình ảnh vẫn được giữ nguyên, vì nó không phụ thuộc vào số lượng điểm ảnh.

Ngược lại, ảnh raster có độ phân giải được đo bằng mỗi inch (DPI) hoặc pixel trên inch (PPI). DPI/PPI càng cao, thì hình ảnh càng sắc nét, chất lượng càng tốt. Độ phân giải của ảnh raster ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh khi in ấn. Nếu độ phân giải thấp, hình ảnh sẽ bị mờ, nhòe, không đạt được chất lượng mong muốn.

2.2.3. Cách tạo đồ họa vector và raster

Ảnh vector được tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator. Trong các phần mềm này, nhà thiết kế sử dụng các công cụ vẽ để tạo ra các đường cong, đường thẳng, hình dạng và định nghĩa thuộc tính của chúng.

Cách tạo đồ họa vector và raster

Ảnh raster được tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Adobe Photoshop, GIMP… Bạn có thể sử dụng máy ảnh, máy scan hoặc tạo ra hình ảnh trực tiếp trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Bản chất của ảnh raster là sử dụng các điểm ảnh (pixel) để tạo ra hình ảnh.

2.2.4. Tính linh hoạt

Một trong những ưu điểm vượt trội của ảnh vector là tính linh hoạt cao. Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi màu sắc, kích thước, hình dạng của các đối tượng trong ảnh vector mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.

Ngược lại, việc thay đổi các yếu tố trong ảnh raster có thể gặp khó khăn hơn. Nếu bạn muốn chỉnh sửa một đối tượng, bạn phải chọn vùng đó một cách chính xác và thực hiện các thao tác chỉnh sửa, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, đặc biệt nếu vùng bạn chọn không chính xác.

2.2.5. Kích thước tệp

Do lưu trữ thông tin dưới dạng các đối tượng toán học, ảnh vector thường có kích thước tệp nhẹ hơn rất nhiều so với ảnh raster. Đối với ảnh raster, kích thước tệp phụ thuộc rất nhiều vào độ phân giải, số lượng pixel. 

Hình ảnh có độ phân giải cao, số lượng pixel lớn sẽ có kích thước tệp rất lớn.

Kích thước tệp

2.2.6. Khả năng tương thích của ảnh vector và ảnh raster

Ảnh vector và ảnh raster có thể được chuyển đổi qua lại giữa các định dạng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giữa hai loại hình ảnh này cần lưu ý một số điểm:

Chuyển đổi ảnh raster sang ảnh vector thường đòi hỏi kỹ thuật cao và sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Trong quá trình chuyển đổi, bạn có thể mất đi một số chi tiết, khiến hình ảnh không còn giữ được chất lượng ban đầu.

Chuyển đổi ảnh vector sang ảnh raster đơn giản hơn. Bạn chỉ cần xuất file ra định dạng ảnh raster (JPG, PNG…) và thiết lập độ phân giải.

2.2.7. In ấn 

Khi in ấn bạn có thể lựa chọn dùng file vector hoặc file raster có độ phân giải cao. Trong đó, việc lựa chọn file raster có độ phân giải cao được nhiều người lựa chọn. Bởi vì file vector đôi khi thường xảy ra một vài lỗi trong quá trình xuất file hay khi chuyển giao in ấn. 

In ấn

Nếu bạn muốn đảm bảo độ chính xác tốt nhất thì có thể dùng file raster với độ phân giải đề xuất là 300 dpi.

3. Khi nào nên dùng Raster hay Vector?

Định dạng Raster phù hợp đối với những thiết kế ảnh chụp sẵn hoặc hình thực tế hơn bởi ảnh Raster có thể điều chỉnh ánh sáng và màu sắc và tạo nên được các hiệu ứng độc đáo.

Với định dạng Vector sẽ phù hợp với các kiểu thiết kế như: Logo, icon, typography hay những thiết kế cần sự sắc nét trong góc cạnh. Vì các thiết kế này yêu cầu cao về tính ứng dụng và sắc nét, bạn có thể tăng giảm kích thước mà không bị giảm chất lượng hình ảnh.

Trong thiết kế bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả 2 định dạng nhằm tạo nên được những tác phẩm in ấn độc đáo.

4. Cách thay đổi định dạng Raster sang Vector và ngược lại

Việc chuyển đổi định dạng giữa ảnh raster và ảnh vector là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế đồ họa. Nắm vững các phương pháp chuyển đổi này sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong quá trình làm việc, đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau của dự án.

4.1 Raster sang Vector

Đối với hình ảnh định dạng PNG trước hết bạn cần vào Window chọn Image Trace > thay đổi Mode thành Color nhằm mục đích giữ màu ở ảnh. Nhấp chuột chọn Trace để tiến hành chuyển đổi thành Vector.

Window chọn Image Trace > thay đổi Mode thành Color

Sau đó zoom vào bạn có thể thấy các Pixel biến mất, các góc cạnh của ảnh đã cũng trở nên sắc nét.

Tiếp đến nhấn chọn Object -> Expand để tách thành phần trong ảnh thành những đa giác riêng biệt.

chọn Object -> Expand

Nhấp vào Expand sẽ hiện ra bảng này bạn nhấn chọn cả hai tích Object, Fill và nhấn chọn Ok là hoàn thành.

Nhấp vào Expand

Nhấp chuột phải vào hình và chọn Ungroup để thực hiện tách tất cả các thành phần đa giác có trong hình. Như vậy là chúng ta đã có thể chỉnh sửa từng màu sắc và hình dáng của các thành phần trong ảnh.

Nhấp chuột phải vào hình và chọn Ungroup

4.2 Vector sang Raster

Việc thay đổi định dạng từ Vector sang Raster thường phức tạp hơn. Theo đó bạn cần dùng phần mềm bên ngoài như QGIS (phần mềm xử lý dữ liệu thông tin địa lý) để tiến hành thay đổi dạng Vector sang Raster. Tuy nhiên phần mềm QGIS không hề liên quan tới thiết kế đồ hoạ. Vì thế lời khuyên dành cho bạn là không nên sử dụng cách chuyển đổi này thay vào đó nên tìm định dạng ảnh hợp lý từ đầu để tối ưu hóa kế của mình.

5. Phần mềm thiết kế ảnh Vector và Raster

5.1. Phần mềm thiết kế ảnh Raster

5.1.1. Adobe Photoshop

mua adobe bản quyền all app giá rẻ

Adobe Photoshop là cái tên quen thuộc đối với những ai đam mê thiết kế đồ họa. Photoshop sở hữu bộ công cụ đồ sộ, đa dạng và mạnh mẽ, có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về xử lý hình ảnh, từ những thao tác cơ bản đến những yêu cầu chuyên nghiệp nhất.

Adobe Photoshop

Với Photoshop bạn có thể thoải mái thỏa sức sáng tạo trên Photoshop, từ việc chỉnh sửa ảnh, retouch, xử lý ảnh chụp sản phẩm, thiết kế banner quảng cáo, tạo hiệu ứng đặc sắc, cho tới các thiết kế phức tạp hơn như thiết kế hình ảnh 3D, trang trí ảnh, tạo thiết kế phông chữ, . . .

Với Photoshop bạn có thể dễ dàng chuyển đổi tệp tin giữa các phần mềm, mang đến sự tiện lợi và kết hợp linh hoạt cho quá trình thiết kế.

5.1.2. GIMP

GIMP là một phần mềm chỉnh sửa ảnh Raster mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí dành cho mọi người. GIMP được phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở, nên tất cả mọi người đều có thể sử dụng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm này.

GIMP

Điểm mạnh nhất của GIMP là hoàn toàn miễn phí và mã nguồn mở. Bạn không cần phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng, cũng như không bị ràng buộc bởi các giới hạn bản quyền. Mặt khác, GIMP sở hữu bộ công cụ chỉnh sửa ảnh khá đa dạng, bao gồm các tính năng cơ bản như cắt, dán, xoay, điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản, cho đến các tính năng nâng cao như xử lý layer, tạo hiệu ứng phức tạp. GIMP cũng hỗ trợ đa dạng các định dạng tệp ảnh phổ biến.

5.1.3. CorelDraw

CorelDraw là một phần mềm đồ họa vector, được biết đến với khả năng thiết kế logo, biểu tượng, minh họa. CorelDraw còn tích hợp thêm một số tính năng chỉnh sửa ảnh Raster, giúp bạn có thể xử lý ảnh chụp, chỉnh sửa ảnh một cách cơ bản.

CorelDraw

CorelDraw cho phép bạn thực hiện cả hai loại hình thiết kế là thiết kế Vector và chỉnh sửa ảnh Raster. Bạn có thể dễ dàng chèn ảnh Raster vào file Vector, chỉnh sửa màu sắc, độ sáng, độ tương phản, thêm các hiệu ứng,... Đây là điểm mạnh của CorelDraw so với các phần mềm Vector khác.

CorelDraw cũng cung cấp đầy đủ các công cụ chỉnh sửa ảnh Raster cơ bản, như cắt, dán, xoay, điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản, thêm các hiệu ứng.

5.1.4. Paint.NET

Paint.NET là một phần mềm chỉnh sửa ảnh Raster miễn phí, được thiết kế dành riêng cho hệ điều hành Windows. Paint.NET có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp cho những người mới bắt đầu làm quen với các công cụ chỉnh sửa ảnh.

Paint.NET

Paint.NET cung cấp các tính năng xử lý ảnh cơ bản, bao gồm cắt, dán, xoay, điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản, thêm các hiệu ứng, . . . Tuy nhiên, so với các phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop, GIMP, Paint.NET có số lượng tính năng còn hạn chế.

5.1.5. Krita

Krita là một phần mềm thiết kế ảnh raster mã nguồn mở, được cộng đồng phát triển và chia sẻ miễn phí trên các nền tảng Windows, macOS, Linux, khẳng định tinh thần cởi mở và chia sẻ trong lĩnh vực sáng tạo. 

Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, Krita là người bạn đồng hành lý tưởng cho cả người mới bắt đầu và những nghệ sĩ kỹ thuật số muốn khám phá thế giới thiết kế raster.

Krita

5.1.6. Pixlr

Pixlr là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ web. Đây là một phần mềm chỉnh sửa ảnh raster trực tuyến, hoàn toàn miễn phí và có thể truy cập dễ dàng trên hầu hết các trình duyệt web. 

Pixlr được thiết kế với ý tưởng đơn giản hóa quy trình chỉnh sửa ảnh, mang đến trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi cho người dùng, đặc biệt là những người không muốn cài đặt các phần mềm phức tạp.

Pixlr

5.2. Phần mềm thiết kế ảnh Vector

5.2.1. Adobe Illustrator

Tài khoản Adobe Illustrator Chính Hãng Giá Siêu Rẻ

Adobe Illustrator là "ông hoàng" của ngành thiết kế Vector, là công cụ thiết kế đồ họa vector hàng đầu được sử dụng rộng rãi bởi các nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa và các nhà thiết kế web.

Adobe Illustrator

Illustrator sở hữu một bộ công cụ thiết kế Vector chuyên nghiệp, được tối ưu hóa để đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế, từ đơn giản đến phức tạp. Bạn có thể dễ dàng tạo ra các logo, biểu tượng, minh họa, thiết kế web, in ấn,... với chất lượng hoàn hảo.

5.2.2. CorelDRAW

nâng cấp autodesk all app

CorelDraw, như đã đề cập ở phần trên, là một phần mềm kết hợp cả thiết kế Vector và Raster. CorelDraw được xem là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những nhà thiết kế vừa muốn thiết kế Vector, vừa muốn chỉnh sửa ảnh Raster trong cùng một môi trường làm việc.

5.2.3. Inkscape

Inkscape là một phần mềm thiết kế Vector mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí. Inkscape được phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở, nên tất cả mọi người đều có thể tải xuống, cài đặt và sử dụng mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

Inkscape là một sự lựa chọn rất phù hợp cho những cá nhân, tổ chức có ngân sách hạn chế, nhưng vẫn muốn tiếp cận với các tính năng thiết kế Vector chuyên nghiệp.

Inkscape

5.2.4. Affinity Designer

Affinity Designer là một phần mềm thiết kế Vector chuyên nghiệp, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành thiết kế đồ họa. Affinity Designer đặc biệt nổi bật về tốc độ xử lý và hiệu năng, mang đến trải nghiệm làm việc mượt mà, không bị giật lag.

Giao diện của Affinity Designer được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, ngay cả đối với người dùng mới bắt đầu.

Affinity Designer

5.2.5. Gravit Designer

Gravit Designer là một ví dụ điển hình cho sự phát triển của phần mềm vector miễn phí, với khả năng tương thích đa nền tảng (Windows, macOS, Linux, web). Với giao diện gọn gàng, trực quan, Gravit Designer đã thu hút được nhiều nhà thiết kế, đặc biệt là những người mới bắt đầu.

Gravit Designer sở hữu đầy đủ các công cụ thiết kế vector cơ bản và nâng cao, từ vẽ đường thẳng, đường cong, hình dạng đến các công cụ chỉnh sửa phức tạp như phối màu, tạo gradient, tạo hiệu ứng đổ bóng,… Bạn có thể tạo ra các bản vẽ vector từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng nhu cầu thiết kế đa dạng.

Gravit Designer

5.2.6. Sketch

Sketch là một Phần mềm thiết kế ảnh Vector nổi tiếng và được ưa chuộng hiện nay. Phát triển dành riêng cho hệ điều hành macOS, Sketch mang đến một không gian làm việc tối ưu hóa để thiết kế giao diện web, ứng dụng di động,… giúp các nhà thiết kế tập trung vào công việc sáng tạo.

Sketch

 

5.2.7. AutoCAD

AutoCAD là một cái tên không thể thiếu khi nhắc đến phần mềm thiết kế vector chuyên nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật. Với khả năng tạo ra các bản vẽ 2D và 3D chi tiết, chính xác, AutoCAD là công cụ không thể thiếu đối với các kỹ sư, kiến trúc sư, giúp họ hiện thực hóa ý tưởng thiết kế và các bản vẽ kỹ thuật phức tạp.

AutoCAD

AutoCAD sở hữu một kho công cụ vẽ chính xác, cho phép bạn tạo ra các đường thẳng, đường cong, hình dạng một cách dễ dàng và chính xác. Khả năng tạo hình 3D giúp bạn trực quan hóa bản thiết kế, quan sát từ mọi góc độ, đánh giá tính khả thi của thiết kế.

5.2.8. Vectr

Vectr là một phần mềm thiết kế vector miễn phí, mã nguồn mở, được phát triển với mục tiêu mang đến công cụ thiết kế vector đơn giản, dễ sử dụng cho mọi người. Vector hoạt động trên nhiều nền tảng (Windows, macOS, Linux, web), cho phép bạn thiết kế mọi lúc, mọi nơi.

Vectr

Vectr sở hữu một giao diện đơn giản, dễ sử dụng, lý tưởng cho những người mới bắt đầu hoặc những ai đang tìm kiếm một phần mềm vector đơn giản, không quá phức tạp. Vector cung cấp đầy đủ các công cụ vectr cơ bản, từ vẽ đường thẳng, đường cong, hình dạng, đến thêm text, tạo màu sắc.

Hiểu rõ sự khác biệt giữa ảnh vector và ảnh raster là bước quan trọng giúp bạn lựa chọn loại hình ảnh phù hợp với từng mục đích sử dụng, từ thiết kế logo, minh họa đến in ấn và đồ họa web. Hy vọng nội dung mà Sadesign mang đến trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn loại hình ảnh phù hợp nhất với nhu cầu của mình, giúp bạn tạo ra những sản phẩm đồ họa chất lượng cao, chuyên nghiệp và thu hút người xem.

 

----------------------------------------------------------------------

Thông tin liên hệ
Hotline

0868 33 9999
Hotline
Hotline
Xác nhận Reset Key/ Đổi Máy

Bạn có chắc chắn muốn Reset Key/ Đổi Máy trên Key này không?

Máy tính đã kích hoạt Key này sẽ bị gỡ và bạn dùng Key này để kích hoạt trên máy tính bất kỳ.